Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt phát ban là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh không gây nguy hiểm và có thể lành trong thời gian ngắn nếu biết cách chăm sóc trẻ sốt phát ban khoa học.
Sốt phát ban là bệnh lý rất phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 và thường có biểu hiện nặng hơn do sức đề kháng còn kém. Trẻ bị sốt phát ban có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà tùy vào tình trạng của trẻ và sự dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ sốt phát ban không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy các bậc cha mẹ cần làm những việc gì khi trẻ bị sốt phát ban và điều trị bệnh như thế nào?
Sốt phát ban là bệnh hay gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi. Bệnh do virus gây nên. Một số virus gây sốt phát ban có thể kể đến như virus sởi, virus Rubella hoặc virus đường ruột ECHO gây ra.
Sốt phát ban thường khiến bé hay quấy khóc, khó chịu ở thời gian ủ bệnh. Các triệu chứng tiếp theo của bé thường là sốt cao, kèm ho, chảy mũi. Sau vài ngày cơ thể bé bắt đầu phát ban toàn thân.
Tuy nhiên, cần phân biệt bệnh sốt phát ban với bệnh Rubella để có cách chăm trẻ sốt phát ban hiệu quả. Bệnh Rubella sẽ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ và ban xuất hiện nhanh hơn. Đăc biệt sốt phát ban thường gây tiêu chảy hoặc phân bị lỏng.
Sốt phát ban ở trẻ có mau khỏi hay không còn tùy thuộc vào sức đề kháng của bé. Tuy nhiên hầu hết sốt phát ban do virus lành tính gây ra nên bé có thể tự khỏi trong 5 đến 7 ngày nếu được chăm sóc tốt. Nhưng tuyệt đối đừng chủ quan bởi biến chứng của sốt phát ban rất nguy hiểm, chúng có thể gây ra bệnh viêm phổi, hay viêm tai giữa, nặng hơn là viêm não.
Nguyên tắc quan trọng nhất để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh sốt phát ban là hạ nhanh cơn sốt. Nếu trẻ sốt từ 38 độ C thì nên cho bé uống thuốc có chứa Paracetamol theo hàm lượng mà bác sĩ khuyến cáo. Nên uống cách 4 - 6 giờ một lần. Bên cạnh đó kết hợp lau người cho bé bằng nước ấm để tránh nguy cơ co giật ở trẻ.
Khi sốt phát ban thường kèm theo triệu chứng ho và đau rát họng. Nên cho bé uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Bên cạnh đó hãy thường xuyên thông mũi cho bé bằng nước muối loãng giúp bé không bị ngạt mũi.
Dinh dưỡng khoa học giúp bé nhanh lại sức và mau lành bệnh hơn. Hãy cho bé ăn thức ăn giàu Vitamin C để tăng sức đề kháng, cũng như kết hợp các loại đạm tốt như thịt, cá, gà. Nên chế biến món ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hoá.
Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, giúp cho da bé luôn được khô thoáng. Nếu bé còn sốt hãy lau người cẩn thận với khăn ấm hay khăn giấy ướt đã tiệt trùng. Nếu bé đã hết sốt, ba mẹ có thể tắm nhanh cho bé và lau khô ngay sau đó.
Các bác sĩ cho biết, sai lầm thường gặp ở các bậc cha mẹ là kiêng gió, kiêng nước, kiêng tắm khi con bị sốt phát ban. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, khiến tình trạng phát ban của trẻ ngày càng trầm trọng hơn, kéo dài và khó khỏi hơn. Bởi việc kiêng gió và luôn trùm kín sẽ khiến trẻ không thể hạ sốt, dễ gây ra co giật do sốt cao không giảm. Bên cạnh đó, việc không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khiến trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da gây biến chứng viêm phổi... Thay vì đó, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho con bằng nước ấm vừa đủ. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không.
Hãy hạn chế cho trẻ tới nơi đông người. Bởi khi bị sốt phát ban, trẻ có sức đề kháng yếu, nên tránh khói bụi và môi trường ô nhiễm để phòng ngừa lây nhiễm virus, vi khuẩn. Tốt nhất để bé ở nhà nghỉ ngơi, giữ gìn phòng ngủ thoáng đãng, sạch sẽ.
Sau quá trình chăm sóc hạ sốt tại nhà nhưng trẻ vẫn không hạ sốt và uống thuốc, các cha mẹ cần lưu ý cần đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, sức đề kháng yếu và tình trạng phát ban không có chuyển biến tốt sau 3 ngày thì nên được đến viện ngay để điều trị kịp thời.
Tại bệnh viện, bác sĩ điều trị sẽ hỏi về tiền sử bệnh của trẻ, thực hiện các biện pháp xét nghiệm, chẩn đoán và đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp nhất với tình trạng sốt phát ban của trẻ. Trong đó, có một số chỉ định thường được đưa ra trong quá trình điều trị như thuốc hạ sốt, thuốc bù nước điện giải. Các chỉ định phức tạp hơn dành cho trẻ có biểu hiện nặng.
Sốt phát ban có lây không? Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ nhỏ:
Trên đây là những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ sốt phát ban. Hãy chú ý đến sức khỏe của trẻ và sử dụng biện pháp hạ sốt cho bé đúng lúc nếu chẳng may bé bị sốt phát ban. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các ông bố, bà mẹ có thể chủ động trong việc chăm sóc khi trẻ bị sốt.
Xem thêm:
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.