Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Thực phẩm dinh dưỡng

Những loại đường không làm tăng cholesterol mà bạn nên biết

Ngày 08/09/2024
Kích thước chữ

Trong chế độ ăn uống hiện nay, đường được xem là một trong những thành phần không thể thiếu nhưng thực tế là đường chính là tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho sức khỏe như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí ung thư. Vậy làm sao để biết lựa chọn tiêu dùng loại đường không làm tăng cholesterol? Cùng tìm hiểu nhé.

Theo các chuyên gia, lượng đường mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày trong các bữa ăn đang vượt quá mức khuyến nghị, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm ngọt thực phẩm mà không cần phải thêm đường tinh luyện. Thay vì sử dụng đường, có nhiều sản phẩm thay thế tự nhiên và tốt cho sức khỏe hơn. Dưới đây là những đề xuất loại đường không làm tăng cholesterol mà bạn có thể tham khảo.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo được sản xuất chủ yếu từ gan và cũng có thể được hấp thụ từ thức ăn có nguồn gốc động vật. Cholesterol là thành phần quan trọng của lipid trong máu, đóng vai trò trong cấu tạo màng tế bào, cân bằng hormone và sản xuất vitamin. Trong cơ thể, cholesterol có ba loại chính như sau:

  • Cholesterol tốt (HDL-C): Chiếm khoảng 1/4 đến 1/3 tổng số cholesterol trong máu, HDL-C được gọi là cholesterol tốt vì nó giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan và loại bỏ cholesterol khỏi các mảng xơ vữa trong thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề tim mạch khác.
  • Cholesterol xấu (LDL-C): Nếu nồng độ LDL-C cao, cholesterol xấu có thể tích tụ trong động mạch, dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Triglycerides: Là chất béo trung tính trong máu. Khi mức triglyceride và LDL-C cao, nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não cũng tăng cao.

Khi lượng cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride trong máu tăng cao, chúng có thể lắng đọng ở thành mạch, dần hình thành các mảng xơ vữa. Điều này làm cho mạch máu bị xơ cứng và thu hẹp, cản trở tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, từ đó gia tăng nguy cơ các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và đột quỵ.

Những loại đường không làm tăng cholesterol mà bạn nên biết?
Cholesterol là gì?

Những loại đường không làm tăng cholesterol

Liệu những loại đường không làm tăng cholesterol là gì? Dưới đây là một số sản phẩm thay thế đường bạn có thể cân nhắc sử dụng để làm tăng độ ngọt cho thực phẩm mà vẫn giữ được sự lành mạnh:

Xylitol

Đường xylitol có 2,4 calo mỗi gam, thấp hơn 40% so với đường thông thường và không làm tăng đường huyết hay mức insulin trong máu. Loại đường này làm giảm nguy cơ sâu răng và các bệnh về răng, tăng cường hấp thu canxi, cải thiện mật độ xương và giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, đường xylitol có thể chứa hàm lượng fructose cao. Để tránh tác hại từ fructose, bạn nên chọn loại xylitol không chứa fructose.

Erythritol

Đường erythritol giống như xylitol, là một loại đường rượu nhưng chứa rất ít calo. Cụ thể, mỗi gam erythritol chỉ cung cấp 0,24 calo, chỉ bằng 6% lượng calo so với đường thông thường. Đặc biệt, erythritol có vị rất giống đường thường, nên dễ dàng sử dụng và phối hợp trong chế độ ăn.

Erythritol được hấp thu trực tiếp vào máu và thải ra ngoài qua nước tiểu vì cơ thể không có enzyme để phân giải nó. Điều này khiến erythritol ít gây tác hại hơn so với đường thông thường. Các nghiên cứu cho thấy erythritol không làm tăng đường huyết, insulin, cholesterol hay nồng độ triglyceride. Nó an toàn cho cơ thể và được dung nạp tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều, erythritol có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Lời khuyên là nên tiêu thụ dưới 2 gam erythritol cho mỗi kilogram cơ thể.

Đường dừa

Đường từ trái dừa chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, cùng với các chất chống oxy hóa. Nó có chỉ số đường huyết thấp, nên phù hợp với lượng insulin của cơ thể, đặc biệt cho những người mắc tiểu đường.

Tuy nhiên, đường dừa có năng lượng cao tương đương với đường thông thường và chứa nhiều fructose. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng một cách tiết chế và tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

Mật mía

Mật mía có dạng sánh, màu nâu và vị ngọt, được chế biến bằng cách đun sôi đường mía hoặc nước ép củ cải đường. Mật mía chứa hàm lượng kali, canxi, vitamin và khoáng chất cao, tốt cho sức khỏe xương và tim mạch.

Mật ong

Mật ong mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ vào hàm lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa phong phú. Sử dụng mật ong giúp tăng cường lượng chất chống oxy hóa trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nó cũng có thể cải thiện các triệu chứng bệnh. Một nghiên cứu cho thấy mật ong có khả năng giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong máu ở người bệnh tiểu đường. 

Nghiên cứu khác chỉ ra rằng mật ong có thể giảm lượng protein phản ứng C (CRP), từ đó giảm quá trình viêm trong cơ thể. Hơn nữa, mật ong ít ảnh hưởng đến đường huyết và chuyển hóa hơn so với đường thông thường.

Những loại đường không làm tăng cholesterol mà bạn nên biết?
Tác dụng không ngờ của mật ong tới sức khỏe

Những lưu ý kiểm soát lượng đường trong cơ thể

Để kiểm soát hiệu quả đường huyết và mỡ máu, ngoài việc sử dụng loại đường không làm tăng cholesterol, bạn cần lưu ý các khuyến cáo sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, đồng thời hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm thiểu việc sử dụng rượu bia và các thức uống có cồn.
  • Không dùng thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ đối với việc sử dụng thuốc.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ các chỉ số đường huyết và mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.
Những loại đường không làm tăng cholesterol mà bạn nên biết?
Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, việc lựa chọn các loại đường không làm tăng cholesterol và duy trì một chế độ ăn cân bằng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin