Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Canxi là một trong những nguyên tố thiết yếu của cơ thể. Khoáng chất này không chỉ cần thiết cho xương mà còn đóng vai trò quan trọng cho những hoạt động khác của cơ thể. Do đó bạn cần phải lưu ý những dấu hiệu thiếu canxi của cơ thể để cung cấp kịp thời.
Canxi là một trong những nguyên tố quan trọng và cần thiết cho cấu trúc xương lẫn hoạt động sống. Nếu cơ thể không cung cấp đủ canxi cung cấp cho hoạt động sống thì lượng canxi bị thiếu sẽ được lấy từ xương. Vì thế nắm được những dấu hiệu thiếu canxi để bổ xung kịp thời là điều cần thiết mà bạn nên biết.
Nguyên tố canxi chiếm tới 1,5 - 2% tổng trọng lượng toàn cơ thể, chiếm tới 99% thành phần cấu tạo của xương và tồn tại ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể như răng, móng tay, móng chân, tổ chức tế bào,... Canxi ngoài có vai trò cấu tạo xương mà còn là chất dẫn truyền thông tin, tham gia hầu hết hoạt động cấp độ cơ thể và cả cấp độ tế bào. Trong cơ thể người có 2 mức độ canxi tồn tại theo tỉ lệ nhất định:
Nồng độ canxi trong xương : Nồng độ canxi trong máu = 10.000 : 1
Nếu hàm lượng hay tỉ lệ cân bằng này bị phá vỡ cơ thể sẽ khiến cơ thể sinh ra nhiều bệnh tật. Thiếu canxi chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh loãng xương; rối loạn thần kinh vận động; chậm phục hồi sau chấn thương; gây nên các vấn đề về da, tóc và móng tay như da khô, tóc gãy rụng, móng tay dễ gãy và lâu mọc; hội chứng tiền kinh nguyệt và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như răng dễ bị sâu, ê buốt, viêm nướu, chảy máu nướu,...
Thiếu canxi có thể do những nguyên nhân nào gây ra? Thông thường, nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này là do người bệnh có chế độ dinh dưỡng thiếu chất, không đáp ứng đủ nhu cầu canxi của cơ thể hoặc do bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa liên quan đến canxi.
Lý do chính thường là do bệnh nhân ăn uống không đủ dưỡng chất nói chung hay không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể nói riêng. Trung bình một người trưởng thành khỏe mạnh cần một lượng tương ứng 1.200 mg canxi mỗi ngày, nhưng đáng tiếc là bình thường chúng ta chỉ đạt khoảng 50 - 60% lượng canxi theo yêu cầu. Một phần lý do vì khẩu phần ăn của người dân vẫn còn thiếu hụt canxi hay thiếu hụt vitamin D.
Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu canxi là do bệnh nhân có vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa canxi do nội tiết tố không ổn định hoặc do lười vận động thể dục. Trường hợp này mặc dù bệnh nhân được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu lại kém.
Ngoài ra thiếu canxi còn có thể do bệnh nhân mắc các bệnh khác như suy tuyến cận giáp, bệnh giả tuyến cận giáp, viêm tụy,...
Khi lượng canxi dự trữ của cơ thể quá ít, thì lượng canxi còn thiếu được rút ra từ xương, cơ thể sẽ biểu hiện ra những dấu hiệu thiếu canxi để cảnh báo đến bạn tình trạng hiện tại của bản thân. Những dấu hiệu đó là gì? Hãy cùng theo dõi.
Hậu quả của việc thiếu canxi có thể không đến ngay lập tức, nhưng tình trạng thiếu canxi về lâu dài có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm và khó chữa trị hơn. Bạn nên chú ý đến những dấu hiệu thiếu canxi để phát hiện và bổ sung canxi kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
Xem thêm: