Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bạn có thể kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào?

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Canxi là một trong những loại khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Cơ thể cần canxi để thực hiện nhiều chức năng khác nhau như cấu tạo xương, hoạt động dẫn truyền thần kinh, duy trì sự hoạt động của cơ. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể. Vậy có thể kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Canxi là thành phần thiết yếu của xương và chiếm đến 99% xương, ngoài ra, canxi cũng chiếm vai trò không kém trong cơ thể như là chất dẫn truyền thần kinh, thành phần trong chất chống đông máu, cofactor,... Thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, rối loạn vận động và cả giấc ngủ. Vậy có thể kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào không?

Vai trò của canxi đối với cơ thể

Khoáng chất canxi đóng vai trò quan trọng trong sinh lý và sinh hóa của cả sinh vật và cả tế bào. Nó đóng vai trò như một chất dẫn truyền tín hiệu hay cụ thể hơn là chất dẫn truyền tin thứ 2 giữa các tế bào thần kinh.

Ngoài ra, canxi còn là thành phần của cofactor (đồng yếu tố), chất trong quá trình đông máu. Canxi ngoại bào giúp duy trì sự khác biệt trên màng tế bào dễ bị kích thích, cũng như tăng sự hình thành xương.

Bộ xương là nơi lưu trữ khoáng chất chính và giải phóng ion canxi vào máu trong điều kiện được kiểm soát hoặc trong trường hợp kho dự trữ canxi của cơ thể cạn kiệt.

Bạn có thể kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào? - 1
Canxi chiếm tới 1,5 - 2% tổng trọng lượng cơ thể

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu canxi

Cơ thể con người không thể tự tạo ra canxi mà phải lấy từ thức ăn hoặc các thực phẩm bổ sung. Nhu cầu canxi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, giới tính, thể trạng. Trung bình một người khỏe mạnh sẽ cần khoảng từ 1.000 - 1.200 mg canxi mỗi ngày. Xương hấp thu canxi từ máu, nhưng nhìn chung chế độ ăn thiếu chất đặc biệt thiếu vitamin D hoặc magie có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi.

Tình trạng thiếu canxi còn có thể do một số bệnh như suy tuyến cận giáp, bệnh giả tuyến cận giáp khiến không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp (hormone giúp điều hòa quá trình tái hấp thu canxi từ xương).

Đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh sẽ mất khoảng 1% mật độ xương mỗi năm do nồng độ estrogen thấp hơn, vì thế để giữ cho xương chắc khỏe sau thời kỳ mãn kinh, các chị em phụ nữ nên bổ sung 1.500 mg canxi mỗi ngày đối với phụ nữ không dùng estrogen và 800 mg canxi mỗi ngày đối với phụ nữ có sử dụng estrogen.

Các nguyên nhân khác gây thiếu canxi có thể vì rối loạn chuyển hóa liên quan đến canxi do rối loạn nội tiết tố hoặc lười vận động.

Triệu chứng thường gặp ở người thiếu canxi

Sự thiếu hụt canxi có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng bệnh có thể xảy ra âm thầm như loãng xương, tình trạng tồi tệ có thể xảy ra đến khi gãy xương. Hạ canxi máu cũng vậy, nó có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào nhưng cũng có thể biểu hiện ra một số triệu chứng như:

  • Chuột rút thường xuyên từ 2 - 3 lần/tuần.
  • Cảm giác tê, ngứa ở bàn tay, bàn chân hoặc quanh miệng.
  • Hoa mắt hay chóng mặt khi đứng lên đột ngột từ tư thế ngồi hoặc nằm.
  • Móng tay, móng chân dễ gãy.
  • Xuất hiện tình trạng mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
  • Da trở nên khô và thô ráp.
Bạn có thể kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào? - 2
Hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên xây xẩm mặt mày cũng là báo hiệu cơ thể thiếu canxi

Có thể kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào?

Mọi người có thể kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào để phòng tránh được những trường hợp không mong muốn? Bằng cách kiểm tra lượng canxi trong máu. Hiện tại có 2 loại xét nghiệm:

  • Tổng xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp đo lại tất cả lượng canxi có trong máu. Bao gồm canxi liên kết (canxi được gắn với protein trong máu như albumin huyết tương) và canxi tự do (còn được gọi là canxi ion hóa, không gắn với protein). Số lượng của 2 loại canxi này trong cơ thể tương đương nhau.
  • Xét nghiệm canxi ion hóa: Loại xét nghiệm này chỉ đo lượng canxi tự do trong máu tức canxi không gắn với protein. Trường hợp xét nghiệm máu tổng thể bất xuất hiện bất thường thì sẽ thực hiện tiếp xét nghiệm canxi ion hóa.

Những xét nghiệm này thường chỉ tốn vài phút để thực hiện. Nhưng để kiểm tra suy tuyến cận giáp, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để xác định thêm như xét nghiệm khác để đo phốt pho, magie, hormone tuyến cận giáp và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên bạn nên lưu ý những điều sau trước khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra lượng canxi trong máu:

  • Không uống bổ sung canxi trong khoảng thời gian trước khi xét nghiệm từ 8 - 12 tiếng. Cụ thể hơn, bác sĩ sẽ cho biết những đồ uống hay thức ăn bạn không nên dùng.
  • Thông báo đến bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang dùng vì một số loại thuốc có thê ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm canxi của bạn.

Cách khắc phục tình trạng thiếu canxi hiệu quả

Sau khi tìm hiểu kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào, chúng ta hãy đến với một số phương pháp khắc phục tình trạng thiếu canxi. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của bệnh, mà bác sĩ có phương án điều trị khác nhau.

Đối với người có triệu chứng nhẹ nên bổ sung canxi và vitamin D qua các loại thực phẩm như hải sản, rau xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa hay tắm nắng từ khoảng thời gian trước 9 giờ sáng để bổ sung vitamin D. Đối với người bị hạ canxi nghiêm trọng có thể phải truyền tĩnh mạch. Nếu nguyên nhân gây thiếu canxi là suy tuyến cận giáp, bệnh nhân có thể phải bổ sung canxi và vitamin D suốt đời. Bác sĩ cũng có chỉ định thêm hormone tuyến cận giáp và các loại thuốc khác để cải thiện lượng canxi trong cơ thể.

Trong quá trình bổ sung canxi cho cơ thể, người bệnh cần lưu ý phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo bổ sung đúng và đủ.

Bạn có thể kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào? - 3
Bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm giàu canxi

Làm gì để phòng ngừa thiếu canxi?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế nên chúng ta cần có những phương pháp trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng cơ thể thiếu canxi. Cụ thể:

  • Ăn nhiều rau xanh.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa ít béo, sữa không béo, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,...
  • Sử dụng thêm một số thực phẩm bổ sung hay các loại đồ uống tăng cường canxi
  • Tắm nắng vào buổi sáng vào khoảng trước 9 giờ sáng mỗi ngày.
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao với tần suất hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

Thiếu canxi có thể gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe như làm tăng nguy cơ loãng xương, hạ canxi máu, ảnh hưởng các hoạt động của hệ thần kinh và các vấn đề khác. Chính vì thế nên, hiểu được kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa tình trạng này. Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết hữu ích đến bạn. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm