Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Những vấn đề bạn cần quan tâm về giấc ngủ của trẻ

Ngày 22/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giấc ngủ là nền tảng thiết yếu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng thảo luận những vấn đề bạn cần quan tâm về giấc ngủ của trẻ.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấc ngủ của trẻ tác động đến sự tỉnh táo, sự chú ý, hiệu suất nhận thức, tâm trạng, khả năng phục hồi, khả năng tiếp thu từ vựng, khả năng học tập và trí nhớ. Giấc ngủ cũng có tác dụng quan trọng đối với sự tăng trưởng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời của trẻ.

Tầm quan trọng giấc ngủ của trẻ

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi không được ngủ đủ giấc. Điều này đáng lo ngại vì trẻ ngủ kém có liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng, các vấn đề về hệ miễn dịch, cũng như chứng lo âu và trầm cảm. Ngoài ra còn có bằng chứng mới cho thấy giấc ngủ của trẻ không đủ ở thời thơ ấu có thể mang đến những nguy cơ về tim mạch trong tương lai dưới dạng béo phì, đái tháo đường.

Những vấn đề bạn cần quan tâm về giấc ngủ của trẻ 2
Giấc ngủ của trẻ tác động đến nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần lẫn thể chất

Ở độ tuổi thanh thiếu niên, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng lâu dài đến kết quả học tập và sức khỏe tâm thần. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ coi mất ngủ mãn tính ở thanh thiếu niên là một vấn đề cần quan tâm của sức khỏe cộng đồng. Đó là yếu tố nguy cơ dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện và các vấn đề về sức khỏe tâm thần, cũng như các vấn đề cấp bách hơn như tai nạn ô tô và chấn thương khi chơi thể thao.

Những vấn đề có vẻ nhỏ nhặt đối với chúng ta thường lại rất quan trọng đối với một đứa trẻ. Những sự kiện như có thêm thành viên mới, mọc răng, bệnh tật, chuyển nơi ở khác, thay đổi lịch trình hoặc những phàn nàn nhỏ như dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng tai đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con bạn.

Ngoài những vấn đề phổ biến này, có đến 50% trẻ em bị rối loạn giấc ngủ ở một thời điểm nào đó. Rối loạn giấc ngủ có mối liên hệ phức tạp với các vấn đề sức khỏe tâm thần và thể chất. Ngoài ra, một số rối loạn giấc ngủ không rõ ràng hoặc có thể phản ánh các tình trạng khác như động kinh, khiến chẩn đoán việc chẩn đoán càng khó khăn hơn.

Những vấn đề trẻ gặp phải khi ngủ

Một số vấn đề trẻ gặp khi ngủ làm cho giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng, bao gồm:

Gặp ác mộng

Ác mộng có thể gây sợ hãi cho trẻ mới biết đi bởi vì trẻ gặp khó khăn hơn trong việc phân biệt đâu là thật và đâu là giả. Những cơn ác mộng thường xảy ra trong giấc ngủ REM khiến trẻ thức giấc.

Những vấn đề bạn cần quan tâm về giấc ngủ của trẻ 3
Trẻ gặp ác mộng sẽ mất ngủ hoặc khó ngủ lại

Nỗi kinh hoàng về đêm hay còn gọi là nỗi kinh hoàng khi ngủ, là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra sớm vào ban đêm trong giấc ngủ không REM ở khoảng một phần ba số trẻ em. Trẻ có thể la hét và đứng bật dậy trong cơn kinh hoàng ban đêm. Tuy nhiên thường không thức dậy hoặc không nhớ lại sự việc vào buổi sáng hôm sau.

Thông thường giấc ngủ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi ác mộng. Do đó bạn có thể tìm cách trấn an, vỗ về để trẻ trở lại giấc ngủ. Nếu trường hợp trẻ gặp nỗi kinh hoàng khi ngủ gây ngủ ngày hoặc xảy ra thường xuyên thì bạn nên gặp bác sĩ để giải quyết.

Nói khi ngủ

Nói khi ngủ là triệu chứng mất ngủ tương đối phổ biến liên quan đến việc phát ra âm thanh trong khi ngủ. Nói khi ngủ dường như xảy ra thường xuyên hơn khi ngủ nông, vì vậy việc ngủ đúng cách có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Mặc dù vô hại nhưng nói chuyện khi ngủ có thể làm phiền người khác trong phòng ngủ. Đôi khi có liên quan đến các chứng rối loạn giấc ngủ khác như ác mộng hoặc mộng du.

Mộng du

Nghiên cứu cho thấy cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ sẽ mộng du trước 13 tuổi, hầu hết thường xảy ra ở độ tuổi trước tuổi thiếu niên. Người mộng du không nhận thức được môi trường xung quanh và thường không nhớ được hoạt động của mình sau đó.

Mộng du gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vì tình trạng gây buồn ngủ ban ngày, hoặc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tùy theo hành động của người đó. Nếu trẻ mộng du, bạn nên đảm bảo an toàn cho phòng ngủ và lắp đặt thiết bị báo động. Nên cài đặt thức dậy trước nửa tiếng khi cơn mộng du xảy ra ở trẻ.

Ngáy và ngưng thở khi ngủ

Ngủ ngáy ở trẻ em có thể có nguyên nhân khi mắc các bệnh như: Sưng amidan hoặc vòm họng, dị ứng, béo phì, hút thuốc lá thụ động hoặc các yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy trẻ ngáy quá nhiều hoặc có biểu hiện ngừng thở sau đó thở hổn hển thì có thể trẻ bị ngưng thở khi ngủ.

Những vấn đề bạn cần quan tâm về giấc ngủ của trẻ 4
Những vấn đề bất chợt xảy ra trong cuộc sống xung quanh có thể làm cho trẻ mất ngủ

Trẻ bị ngưng thở khi ngủ gây ra sự gián đoạn nhịp thở khiến trẻ phải thức dậy nhiều lần trong đêm mà trẻ thường không nhận ra. Bạn nên nhận thấy trẻ có những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thiếu ngủ, chẳng hạn như ngủ ngày, khó tập trung. Ngáy thường xuyên và ngưng thở khi ngủ đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con bạn và gây gián đoạn cho các thành viên khác trong gia đình. Trường hợp này bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về cách giảm triệu chứng.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên ở trẻ em có thể khó xác định, đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kìm nén được để cử động chân. Bạn có thể nghĩ rằng trẻ chỉ đang bồn chồn hoặc đang phải chịu đựng những cơn đau ngày càng tăng.

Điều trị hội chứng chân không yên vào ban đêm ở trẻ em bao gồm ngủ đúng cách và giãn cơ trước khi đi ngủ. Ngoài ra thuốc bổ sung sắt đã được chứng minh là hữu ích trong việc điều trị cho người lớn, nhưng nghiên cứu vẫn đang được tiến hành về tính an toàn và hiệu quả của thuốc bổ sung sắt cho trẻ em.

Những cách giúp ích cho giấc ngủ của trẻ tốt hơn

Thói quen ban ngày cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Một số cách bạn có thể giúp cho trẻ ngủ ngon hơn, ổn định hơn như sau:

  • Sắp xếp cân bằng với các khoảng thời gian nghỉ ngơi và vui chơi xen kẽ.
  • Luôn thiết lập giờ ngủ đúng giờ.
  • Chọn chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng luôn mát mẻ, dễ chịu hoặc ấm áp vào mùa đông.
  • Sử dụng rèm tối màu để cản ánh sáng hoặc đèn ngủ nếu trẻ sợ bóng tối.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh hoặc sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để che giấu âm thanh bên ngoài.
  • Tránh dùng caffeine, bữa ăn thịnh soạn và đồ ăn có đường trước khi đi ngủ, chọn một bữa ăn nhẹ lành mạnh trước khi đi ngủ nếu cần thiết.
  • Cho trẻ tập thể dục thường xuyên, nhưng đừng khiến trẻ kiệt sức để giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Những vấn đề bạn cần quan tâm về giấc ngủ của trẻ 5
Nên có một lịch trình sinh hoạt, các hoạt động thể thao hợp lý để trẻ có thời gian ngủ ngon hơn

Như vậy qua bài viết trên cung cấp những vấn đề bạn cần quan tâm về giấc ngủ của trẻ. Nếu bạn đang thực hành tập luyện cho trẻ có giấc ngủ lành mạnh nhưng vẫn không hiệu quả thì đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để xem liệu trẻ có gặp tình trạng khó ngủ hay không. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin