Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nước nhiễm phèn là gì? Tác hại của nước nhiễm phèn với sức khỏe

Ngày 17/06/2024
Kích thước chữ

Việc sử dụng nước nhiễm phèn không chỉ làm biến đổi mùi thức ăn, gây ố vàng quần áo, hoen rỉ vật dụng mà còn có thể dẫn đến các vấn đề về da, gan, tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư. Vậy nước nhiễm phèn là gì? Hãy cùng đi vào tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

Nguồn nước bị nhiễm phèn thường có vị chua, mùi hôi tanh và có váng nổi trên mặt nước nên có thể làm biến đổi màu sắc của đồ vật và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nguyên nhân có thể do đặc tính thổ nhưỡng hoặc tác động ô nhiễm từ con người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về tác hại của nước nhiễm phèn, khám phá ngay nhé!

Nước nhiễm phèn là gì? Cách nhận biết nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn là tình trạng nước có màu vàng đục, mùi hôi tanh khó chịu và khi nếm thử sẽ thấy vị chua nhẹ. Để kiểm tra, bạn có thể đổ nước vào xô hoặc chậu và để yên khoảng 10 - 15 phút. Nếu thấy lớp màu vàng gạch kết tủa xuất hiện trên bề mặt thì điều đó chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phèn.

Nước nhiễm phèn thường sẽ có độ pH, độ cứng và chỉ số TDS vượt quá ngưỡng cho phép. Việc tiếp xúc và sử dụng nước nhiễm phèn trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nước nhiễm phèn là gì? Tác hại của nước nhiễm phèn với sức khỏe1
Nguồn nước bị nhiễm phèn thường có vị chua và mùi hôi tanh

Nguyên nhân khiến nước bị nhiễm phèn

Tình trạng nước nhiễm phèn thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Đặc tính thổ nhưỡng đất phèn: Hiện tượng này thường gặp ở các vùng đồng bằng, nơi có đất phèn. Các ống dẫn nước bằng sắt dễ bị ăn mòn và hoen gỉ nhanh chóng khi tiếp xúc với nước nhiễm phèn trong thời gian dài.
  • Ô nhiễm nguồn nước: Sự ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng nước ngầm, làm giảm chất lượng nước và tăng nguy cơ nhiễm các tạp chất độc hại như asen, nitrit, amoni, chì, H2S,... Điều này có thể gây hại cho sức khỏe con người.
  • Hàm lượng anion sunfat cao: Nước nhiễm phèn thường chứa hàm lượng anion sunfat SO4-2 cao. Phèn được tạo thành từ các anion sunfat và cation của hai kim loại có hóa trị khác nhau, là các muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình tám mặt. Khi hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao, nước sẽ bị nhiễm phèn.

Tác hại của nước nhiễm phèn đến sức khỏe

Phèn chua có độc không? Khi sử dụng nước nhiễm phèn trong một thời gian ngắn, bạn có thể chỉ nhận thấy mùi hôi tanh và màu nước hơi ngả vàng. Nhưng khi sử dụng lâu dài, nước nhiễm sắt (phèn) có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Gây viêm gan A

Nước nhiễm phèn thường có chứa nhiều tạp chất và tiềm ẩn virus gây viêm gan A. Việc sử dụng loại nước này này trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ bị viêm gan A. Một số biểu hiện đặc trưng như vàng da, buồn nôn, sốt, tiêu chảy.

Nước nhiễm phèn là gì? Tác hại của nước nhiễm phèn với sức khỏe2
Sử dụng nước nhiễm phèn trong ăn uống có thể làm tăng nguy cơ bị viêm gan A

Gây bệnh thương hàn

Hàm lượng sắt cao trong nước nhiễm phèn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh thương hàn phát triển. Sử dụng nước này hàng ngày có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thương hàn. Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng nhưng sau đó có thể gây sốt, đau bụng, đau đầu và phát ban.

Gây bệnh kiết lỵ

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là do nước nhiễm phèn có chứa sunfat. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày như giặt giũ, tắm rửa hay nấu ăn có thể gây ra bệnh đường tiêu hóa như kiết lỵ. Biểu hiện bao gồm sốt cao, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng, co rút ở vùng bụng, đầy hơi và chướng bụng.

Gây bệnh dịch tả

Vibrio Cholerae - một loại vi khuẩn gây bệnh tả có khả năng phát triển mạnh trong môi trường nước ô nhiễm như nước nhiễm phèn. Việc sử dụng nguồn nước này thường xuyên mà không lọc kỹ có thể gây bệnh tả, đặc biệt ở những người có sức đề kháng kém. Triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy liên tục, mất nước nghiêm trọng, sốt và đau bụng.

Viêm da, bong tróc

Nước nhiễm phèn có tính chua và pH vượt ngưỡng cho phép nên có thể gây kích ứng khi tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi hay miệng. Ngoài ra, thạch tín (asen) trong nước này còn làm tăng nguy cơ ung thư da. Triệu chứng bao gồm viêm da, dị ứng, nổi mẩn, bong tróc da, rụng tóc, khô tóc, nhiệt miệng, răng ngả vàng,...

Nước nhiễm phèn là gì? Tác hại của nước nhiễm phèn với sức khỏe3
Nước nhiễm phèn có thể gây kích ứng khi tiếp xúc với da

Nguy cơ dẫn đến ung thư

Nước nhiễm phèn chứa nhiều kim loại nặng độc hại như thạch tín (asen), thủy ngân, nitrat, sunfat,... có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư. Ở giai đoạn đầu, ung thư thường không có triệu chứng rõ ràng. Do vậy, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường về cân nặng, da,... thì nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác các vấn đề sức khỏe.

Tác hại của nước nhiễm phèn đến cuộc sống sinh hoạt

Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe, nước nhiễm phèn còn gây ra nhiều tác hại khác trong sinh hoạt hàng ngày như:

Thay đổi màu sắc và mùi vị thực phẩm

Nước nhiễm phèn với hàm lượng sắt cao và tính chất phèn có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của thực phẩm. Khi dùng nước này để nấu ăn, thực phẩm thường bị biến đổi màu sang sẫm hoặc vàng đục và mùi vị cũng trở nên khó chịu, mất đi sự ngon miệng ban đầu.

Đổi màu và làm hư hỏng quần áo

Sử dụng nước nhiễm phèn để giặt giũ sẽ khiến các nguyên tử sắt (III) bám vào sợi vải, tạo ra cặn bẩn gây hư hỏng quần áo. Màu vàng đục của nước cũng làm quần áo mất đi màu sắc nguyên bản, khiến chúng trông cũ và kém chất lượng.

Nước nhiễm phèn là gì? Tác hại của nước nhiễm phèn với sức khỏe4
Sử dụng nước nhiễm phèn có thể làm đổi màu và làm hư hỏng quần áo

Làm hoen rỉ vật dụng sinh hoạt

Nước nhiễm phèn chứa nhiều muối kim loại như sắt, nhôm và mangan, gây ra phản ứng oxy hóa trên các thiết bị kim loại trong nhà. Thêm vào đó, các dụng cụ bếp như dao, nồi, chảo, đũa inox,... khi tiếp xúc với nước này sẽ bị ăn mòn, hoen rỉ và thay đổi màu sắc bên ngoài. Những lớp màu nâu đỏ kém thẩm mỹ bám trên bề mặt các vật dụng, làm chúng dễ hỏng hóc và cần phải thay mới thường xuyên.

Giải pháp khắc phục tình trạng nguồn nước bị nhiễm phèn

Để khắc phục tình trạng nước nhiễm phèn cũng như hạn chế những ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Sử dụng tro bếp

Phương pháp này phù hợp với những nguồn nước nhiễm phèn nhẹ. Thành phần chính của tro là K2CO3, khi phản ứng với phèn sắt trong nước sẽ tạo ra chất kết tủa lắng đọng xuống đáy. Để thực hiện, hãy cho khoảng 5 - 10g tro bếp vào chậu nước cần khử phèn và chờ trong khoảng 15 - 20 phút. Sau khi kết tủa lắng xuống, hãy lọc lấy phần nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, cách này không thể loại bỏ hoàn toàn phèn sắt trong nước.

Dùng phèn chua

Phèn chua có thành phần chứa muối sunfat kép của kali và nhôm. Khi hòa tan phèn chua vào nước sẽ tạo kết tủa không tan, giúp lọc phèn hiệu quả cho nước nhiễm phèn trung bình. Để thực hiện, hòa tan phèn chua vào một gáo nước (50g/1m³ nước), sau đó đổ vào dụng cụ chứa nước nhiễm phèn. Khuấy đều và để khoảng 30 phút, cặn sẽ lắng xuống đáy. Lọc lấy nước sạch để sử dụng.

Sử dụng vôi

Vôi có thể khử phèn trong trường hợp nước chứa nhiều amoni, COD, các chất hữu cơ và vô cơ. Vôi làm kết tủa kim loại nặng và nâng độ pH của nước. Chuẩn bị vôi, khuấy đều vào nước nhiễm phèn, để trong 25 - 30 phút. Khi cặn lắng xuống đáy, có thể dùng màng hoặc ray lọc lấy nước sạch bên trên.

Nước nhiễm phèn là gì? Tác hại của nước nhiễm phèn với sức khỏe5
Vôi có thể khử phèn khi nước có chứa nhiều amoni, COD, các chất hữu cơ và vô cơ

Dùng dàn mưa và bể lọc đơn giản

Phương pháp này sẽ là sự kết hợp của cơ học và hóa học. Bể lọc có 3 lớp cơ bản gồm đá sỏi, cát và than hoạt tính. Dàn mưa cung cấp oxy để oxy hóa Fe(II) thành Fe(III), tạo kết tủa. Bể lọc giữ lại kết tủa phèn, cho ra nước sạch.

Sử dụng hệ thống và máy lọc nước nhiễm phèn

Trường hợp nếu các phương pháp trên không thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại trong nước nhiễm phèn thì có thể sử dụng hệ thống lọc máy. Hệ thống này có nhiều ưu điểm vượt trội như loại bỏ hoàn toàn ion kim loại nặng, lọc nhanh chóng với lượng nước lớn và liên tục, cải thiện hương vị nước, mang lại lợi ích cho sức khỏe, tiện lợi khi sử dụng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin liên quan đến nước nhiễm phèn cũng như tác hại khi sử dụng loại nước này. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất nhé!

Xem thêm: Tác hại của nước cứng đối với đời sống con người là gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin