Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị rắn độc cắn không xử lý và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng nạn nhân. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về phác đồ điều trị rắn cắn của Bộ Y tế.
Rắn là loài bò sát có nhiều trong môi trường tự nhiên. Không ít trường hợp bị rắn cắn, trong đó có cả rắn thường và rắn độc. Các loài rắn độc phân bố khắp nơi khắp đất nước. Nếu vô tình bị rắn độc cắn, nạn nhân cần được sơ cứu đúng cách và điều trị kịp thời theo phác đồ điều trị rắn cắn của Bộ Y tế.
Để có thể phân biệt bị rắn cắn là rắn lành hay rắn độc, nạn nhân cần được theo dõi triệu chứng trong 12 giờ. Cụ thể:
Một số loại rắn độc phổ biến ở Việt Nam như rắn hổ đất, rắn cạp nong, rắn cạp nia, hổ mèo, rắn lục,… Dựa vào một số triệu chứng lâm sàng sau khi bị rắn cắn dưới đây, chúng ta cũng có thể xác định được nạn nhân bị cắn bởi loại rắn độc nào:
Hổ đất: Triệu chứng đau, phù tại vị trí bị cắn và dần lan rộng ra xung quanh. Có tình trạng hoại tử và vết hoại tử cũng dần lan rộng. Triệu chứng toàn thân xuất hiện sau khi bị rắn độc cắn khoảng 30 phút đến vài giờ. Bệnh nhân khó thở, khó nuốt, tê miệng lưỡi. Nạn nhân bị sùi bọt mép, liệt cơ hô hấp.
Cạp nong - Cạp nia: Nạn nhân bị đau tại vết rắn cắn. Không hoại tử hoặc ít khi hoại tử. Nạn nhân bị liệt cơ hô hấp sau khi rắn độc cắn từ 1 - 4 giờ.
Hổ mèo: Cảm giác đau xuất hiện sớm tại chỗ bị cắn. Có dấu hiệu hoại tử. Người lừ đừ, co giật. Cơ hô hấp bị liệt. Cần thực hiện xét nghiệm đông máu, xét nghiệm Myoglobin niệu.
Chàm quạp: Triệu chứng đau tại vết cắn. Vết hoại tử lan rộng. Chảy máu không thể cầm. Xuất hiện bóng nước có máu. Trên người có dấu hiệu bầm máu. Có tình trạng xuất huyết. Đông máu rải rác trong lòng mạch. Cần thực hiện xét nghiệm đông máu.
Rắn lục: Các triệu chứng khá giống khi bị rắn chàm quạp cắn nhưng mức độ nhẹ hơn. Triệu chứng toàn thân cũng tương tự như khi bị rắn chàm quạp cắn nhưng xuất huyết ít hơn. Cần thực hiện xét nghiệm đông máu.
Rắn biển: Triệu chứng đau tại vết cắn, sưng. Sau khi bị rắn cắn 1 - 3 giờ, người bệnh bị mệt mỏi, đau cơ. Bệnh nhân bị liệt cơ hô hấp và suy thận.
Phác đồ điều trị rắn cắn phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm ở từng nạn nhân. Mức độ nguy hiểm khi bị rắn độc cắn phụ thuộc vào loại rắn độc, lượng chất độc bị truyền vào cơ thể, vị trí cắn, cách sơ cứu và điều trị cũng như nền tảng sức khỏe của người bệnh. Các loại rắn độc phổ biến ở nước ta được phân loại thành các nhóm như:
Mức độ nghiêm trọng khi bị rắn độc cắn được phân độ từ nhẹ đến nặng như sau:
Triệu chứng | Nhẹ | Trung bình | Nặng |
Triệu chứng tại chỗ
| Sưng phù, đỏ, bầm máu tại vị trí rắn cắn. | Sưng phù, đỏ, bầm máu lan chậm từ vị trí rắn cắn ra các vùng xung quanh. | Sưng phù, đỏ, bầm máu lan nhanh và rộng từ vị trí rắn cắn ra các vùng xung quanh. |
Triệu chứng toàn thân
| Không có triệu chứng toàn thân. | Có các triệu chứng toàn thân như: Lừ đừ, dấu hiệu nhiễm độc nhưng không quá nguy hiểm. | Dấu hiệu toàn thân có tính chất nguy hiểm, trong phác đồ điều trị rắn cắn cần cấp cứu ngay như: Sốc nhiễm độc, suy hô hấp, yếu liệt cơ, rối loạn tri giác. |
Rối loạn đông máu
| Không có rối loạn đông máu. | Rối loạn đông máu mức độ nhẹ Không có triệu chứng xuất huyết toàn thân | Rối loạn đông máu mức độ nặng Xuất huyết toàn thân bao gồm triệu chứng nôn ói, tiểu ra máu, xuất huyết não. |
Dưới đây là phác đồ điều trị rắn cắn được hướng dẫn bởi Bộ Y tế:
Nguyên tắc chung trong điều trị rắn cắn là làm chậm quá trình hấp thụ độc tố vào cơ thể. Sau khi đã xác định được loại rắn độc cắn nạn nhân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu phù hợp. Việc điều trị cần được tiến hành sớm nhất có thể và điều trị các triệu chứng tùy từng trường hợp cụ thể.
Sơ cứu đúng cách giúp làm chậm quá trình hấp thụ độc tố từ nọc rắn vào cơ thể. Cách sơ cứu cụ thể như sau:
Theo phác đồ điều trị rắn cắn được hướng dẫn bởi Bộ Y tế, nạn nhân bị rắn cắn bất kể là rắn lành hay rắn độc đều cần được theo dõi tại cơ sở y tế trong 24 giờ đầu tiên. Sau đó, nếu xác định được nạn nhân bị rắn độc cắn, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Theo phác đồ điều trị rắn cắn chuẩn, bệnh nhân cần được theo dõi hàng giờ trong ít nhất 12 giờ đầu tiên bao gồm:
Rắn độc cắn có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân ở các mức độ khác nhau và hoàn toàn có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Biết được triệu chứng và cách sơ cứu ban đầu sẽ giúp giảm đáng kể rủi ro. Hy vọng bài viết trên đây là đã giúp có thêm thông tin về tình trạng rắn độc cắn và phác đồ điều trị rắn cắn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.