Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch là thông tin được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc làm rõ thông tin này.
Viêm tai giữa ứ dịch là một rối loạn thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng, không có triệu chứng rõ ràng, dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chỉ khi nắm rõ phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch thì người bệnh mới có thể khỏi bệnh nhanh chóng và dứt điểm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ứ dịch, trong đó phổ biến nhất là do tắc vòi nhĩ. Khoảng 40% trường hợp viêm tai giữa ứ dịch là do vi khuẩn. Theo tìm hiểu, nguyên nhân cũng do virus gây ra, thường gặp nhất là adenovirus: virus giống cúm type 1, 2, 3, virus herpes, virus coxsackie b4, adenovirus… Viêm tai giữa ứ dịch cũng có nguyên nhân từ dị ứng. Khi đó xuất hiện tình trạng phù nề, tăng tiết dịch nhầy, tắc vòi …dịch tai giữa sẽ tụ lại trong tai gọi là viêm tai giữa ứ dịch.
Viêm tai ứ dịch là tình trạng viêm niêm mạc của tai giữa
Viêm tai giữa ứ dịch thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh diễn biến thầm lặng và không có triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng chính là nghe kém. Rối loạn này được phát hiện khi cha mẹ đưa con đi khám vì nhận thấy những dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như:
Ở trẻ em, mất thính lực thường xảy ra ở cả hai tai, trong khi ở người lớn, tình trạng này phổ biến hơn ở một bên tai. Mức độ suy giảm thính lực rất khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Nếu tình trạng giảm thính lực cả hai tai trên 30dB sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng học tập. Một số triệu chứng hiếm gặp của bệnh này là:
Do cấu tạo và chức năng của vòi nhĩ chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn non nớt, trẻ có thể bị viêm tai ứ dịch do các nguyên nhân sau:
Viêm tai giữa không phải là bệnh mãn tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể phát triển nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có mất thính lực. Mỗi bệnh nhân sẽ có phương án điều trị viêm tai giữa ứ dịch riêng, dựa trên mức độ bệnh và tình trạng bệnh.
Phác đồ này được chỉ định cho người trưởng thành, trung niên hay người già có triệu chứng viêm tai giữa ứ dịch.
Điều trị nội khoa
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, các bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc:
Điều trị ngoại khoa
Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị viêm tai giữa ứ dịch bao gồm:
Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa
Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ sẽ là kết hợp dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, dẫn lưu từ ống tai giữa ra bên ngoài.
Kiểm soát cơn đau:
Điều trị kháng sinh:
Liệu pháp kháng sinh được sử dụng trong các trường hợp viêm tai giữa sau:
Đau tai từ trung bình đến nặng ở trẻ em trên 6 tháng. Các triệu chứng tồn tại ít nhất 48 giờ. Ngoài ra, trẻ có dấu hiệu sốt cao từ 39oC trở lên.
Trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi bị đau tai nhẹ. Các triệu chứng kéo dài dưới 48 giờ và sốt cao dưới 39oC.
Trẻ trên 24 tháng bị đau tai nhẹ. Các triệu chứng kéo dài dưới 48 giờ và sốt dưới 39oC.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm tai giữa là amoxicillin. Liều cho trẻ nhỏ là 80 - 100 mg / kg / ngày, ngày 3 lần. Giữ liều thông thường của bạn trong 5 ngày liên tục.
Nếu amoxicillin không hoạt động. Trẻ vẫn sốt và đau 48 giờ sau đợt điều trị kháng sinh đầu tiên, sẽ dùng amoxicillin-clavulanate trong 5 ngày tiếp theo:
Lưu ý: Trẻ em không được dùng amoxicillin-clavulanate quá 375 mg / ngày hoặc 12,5 mg / kg / ngày.
Nếu trẻ bị dị ứng với penicillin (amoxicillin), sẽ sử dụng erythromycin hoặc azithromycin để thay thế:
Khi thể trạng và cơ địa của trẻ không đáp ứng với điều trị kháng sinh. Phụ huynh nên sử dụng một số phương pháp điều trị khác như:
Sử dụng thuốc để điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em
Trên đây là thông tin về phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch. Tuy nhiên, bài viết này chỉ dành cho mục đích thông tin. Mỗi bệnh nhân sẽ có một tình trạng bệnh và mức độ bệnh khác nhau.
Vì vậy, chỉ những bác sĩ có chuyên môn mới có thể đưa ra phương án điều trị chính xác và hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Vì vậy, khi không may bị viêm tai giữa ứ dịch, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Vì sao bệnh viêm tai giữa gây ù tai? Cách điều trị?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.