Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Phải làm gì khi bé hay thức đêm ngủ ngày?

Ngày 28/02/2022
Kích thước chữ

Trẻ nhỏ thường có thói quen và giờ giấc sinh hoạt không giống như người lớn. Một số bé có trường hợp thức đêm ngủ ngày khiến ba mẹ khó chăm sóc và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Vậy phải làm sao khi bé hay thức đêm ngủ ngày? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm phương pháp cải thiện tình trạng này nhé!

Trẻ thức đêm ngủ ngày là tình trạng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Trẻ sơ sinh thức khuya sẽ làm giảm khả năng phát triển về chiều cao và trí não. Do đó, các bậc cha mẹ cần theo dõi quá trình sinh hoạt, hướng dẫn và tập cho bé ngủ đúng giờ và tạo điều kiện để con nhỏ ngủ ngon giấc.

Thời gian ngủ bình thường của trẻ em

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ ngủ đủ giấc, đều đặn và ngon giấc thì sẽ khỏe mạnh, còn ngược lại thì sẽ mệt mỏi, kén ăn, lười hoạt động, sụt cân,...

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ? Trẻ ở các độ tuổi khác nhau cần thời gian ngủ trong ngày cũng khác nhau như sau:

  • Trẻ sơ sinh: 16- 20 tiếng.
  • Bé 6 tháng: 13- 14 tiếng.
  • Bé từ 1 đến 3 tuổi: 12 tiếng.
  • Bé từ 3 đến 6 tuổi: 11- 12 tiếng.
  • Bé từ 6 đến 12 tuổi: 10-11 tiếng.
  • Bé trên 12 tuổi: 9 tiếng.
Phải làm gì khi bé hay thức đêm ngủ ngày 1 Bé ở mỗi độ tuổi sẽ có khoảng thời gian ngủ khác nhau

Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm

Chưa được cha mẹ tập thói quen ngủ đúng giờ

Nguyên nhân này bắt nguồn từ những gia đình cho con bú sữa và ăn uống và một số hoạt động khác như ngủ, vui chơi không theo một lịch trình nhất quán nào cả. Từ đó dễ làm trẻ muốn thích ngủ giờ nào thì ngủ, kể cả ngủ ngày nên dẫn đến bị mất ngủ và thức vào ban đêm.

Ban ngày ngủ quá nhiều

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần thời gian ngủ trưa khác nhau. Nếu bé ngủ trưa hay ngủ ngày quá nhiều, hoặc do thói quen ngủ sát giờ ngủ đêm thì sẽ dẫn đến đêm thao thức khó ngủ, kết quả là bé thức đêm và rối loạn hoạt động.

Cảm thấy hưng phấn

Nếu trước lúc đi ngủ, trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mạnh hoặc quá vui, tâm lý trẻ cảm thấy vui vẻ, hưng phấn kéo dài và khó có thể rơi vào giấc ngủ được. Ngoài ra cũng có thể là do phòng ngủ quá sáng làm bé khó ngủ.

Bé ở tuổi mọc răng hoặc các vấn đề khác

Trong giai đoạn mọc răng, các em bé thường cảm thấy khó chịu và đau nhức nên thường quấy khóc và khó ngủ.

Ngoài ra, một số vấn đề thể chất khác như thường xuyên nôn trớ, cảm cúm, nhiễm trùng, đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cũng đều có thể làm rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, khiến bé hay thức đêm ngủ ngày.

Phải làm gì khi bé hay thức đêm ngủ ngày 2 Bé mọc răng có thể dẫn đến khó chịu, đau nhức nên không thể ngủ được

Do trẻ đói bụng

Có thể do bé đói bụng nên thức dậy khuya để đòi bú, nhưng phụ huynh cần phải xác định đấy là do bé đói hay do thích bú về đêm.

Tã bẩn

Nếu trẻ tè dầm hoặc đi ị trước khi ngủ nhưng cha mẹ không để ý để thay tã cho bé. Điều đó sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc và không thể ngủ.

Bé cảm thấy quá nóng hoặc lạnh

Nhiệt độ tác động không nhỏ tới giấc ngủ. Nhiệt độ Nóng quá hoặc lạnh quá đều làm bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Nếu bé của bạn hay thức đêm không chịu ngủ, hãy thử kiểm tra xem điều hòa mang đang mở có quá thấp hay không, quần áo mặc cho bé có rộng rãi thoải mái hay không, có thể vì sợ bé lạnh mà cho bé mặc quá nóng gây khó ngủ.

Phải làm sao khi bé hay thức đêm ngủ ngày?

Để chữa bệnh thức đêm ngủ ngày của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

Đối với trẻ sơ sinh

  • Trẻ dưới 3 tháng: Giai đoạn này bé thường thức vào ban đêm để bú, sau 3 tháng (hoặc sớm hơn) bé sẽ có khả năng nạp đủ năng lượng và ngủ xuyên đêm. Do vậy mẹ nên để điện thoại báo thức (chế độ rung) để thức dậy trước một giờ sáng để cho bé bú trước khi bé tự thức dậy.
  • Để tránh bé thức đêm ngủ ngày, mẹ có thể từ từ cai sữa buổi đêm cho bé, thường từ 6 tháng tuổi bé đã có thể tự nạp đủ năng lượng vào ban ngày.
  • Buổi sáng không nên để bé ngủ quá 8 giờ, phải đánh thức bé dậy để chơi đùa, cho uống sữa. Ban ngày, bố mẹ không để bé ngủ trưa quá 3 giờ và chơi với bé nhiều hơn để bé không ngủ ngày nhiều làm ban đêm khó ngủ.
  • Nếu bé khó ngủ, phụ huynh có thể massage nhẹ nhàng để bé dễ ngủ hơn.
  • Ngoài ra nên để ý tình hình sức khoẻ, xem bé có bị một trong những nguyên nhân sau làm thức giấc không: đói, đầy bụng, ánh sáng lúc ngủ, nhiệt độ không phù hợp.
  • Nhiệt độ phòng tốt nhất nên để từ 28 độ C để trẻ bình ổn thân nhiệt, dễ ngủ.

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi

  • Tránh cho trẻ ăn uống các thực phẩm giàu caffeine vào chiều tối.
  • Cho bé vào giường ngủ lúc bé còn thức, không cần dỗ bé ngủ xong mới đưa vào giường. Tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ, tạo thời khóa biểu ngủ, bé sẽ ít tỉnh ngủ buổi đêm hơn.
  • Nên tập cho bé ngủ riêng.
  • Chăn, gối sẽ giúp bé giảm cảm giác thiếu bố mẹ. Có thể cho bé ôm thú bông, gối ôm, chèn gối xung quanh bé.
Phải làm gì khi bé hay thức đêm ngủ ngày 3 Có thể cho bé ôm gấu bông để ngủ được dễ dàng và ngon giấc hơn
  • Lớn chút bé có thể thức giấc trên hai lần trong đêm và tự ngủ lại bình thường, nhiều khi phụ huynh can thiệp sớm quá sẽ làm cho bé khó vào giấc ngủ.
  • Nếu bé sợ bóng tối thì cha mẹ nên tâm sự nhẹ nhàng, sử dụng đèn ngủ và điều chỉnh lại sinh hoạt ban ngày của bé.
  • Cho trẻ tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn.
  • Đọc truyện cho trẻ nghe trước khi ngủ cũng là cách làm trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Để trẻ khỏe mạnh, lớn nhanh cần có chế độ dinh dưỡng và thời gian biểu hợp lý. Do đó, khi gặp tình trạng bé hay thức đêm ngủ ngày, bậc cha mẹ nên quan sát cẩn thận và có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để đảm bảo con trẻ ngủ đủ giấc, phát triển thể lực và trí lực hoàn hảo.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin