Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn nội tiết thường xuất hiện do biến động hormone trong cơ thể, là một vấn đề da phổ biến. Thông qua hình ảnh mụn nội tiết và vị trí mụn sẽ giúp chúng ta xác định được chính xác tình trạng mụn của mình.
Mụn nội tiết là vấn đề phổ biến ở nam và nữ từ 20 - 50 tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai hoặc đang ở thời kỳ mãn kinh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc và cung cấp hình ảnh mụn nội tiết để nhận biết và khuyến cáo người bệnh không chủ quan, vì mụn nội tiết nặng có thể gây tổn thương da, tạo sẹo thâm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý.
Chắc chắn nhiều người trong chúng ta đã phải đối mặt với đau đầu vì những nốt mụn trên khuôn mặt. Trong số đó, mụn do rối loạn nội tiết là vấn đề đáng quan tâm, xuất phát từ thay đổi hormone trong cơ thể. Ai cũng có thể gặp phải vấn đề này, đặc biệt là các bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì.
Mụn nội tiết, thường được biết đến như mụn trứng cá, xuất phát từ sự biến đổi hormone trong cơ thể. Tác động của mụn nội tiết không giới hạn đối tượng, nhưng thường phổ biến ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ trước và sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, khi cơ thể trải qua những biến đổi đặc biệt làm nảy sinh mụn nội tiết.
Mặc dù không tác động quá nghiêm trọng đến sức khỏe, việc theo dõi và điều trị mụn do rối loạn nội tiết vẫn quan trọng. Thông thường, mụn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự tự tin do sự xuất hiện ồ ạt trên khuôn mặt, lưng, hoặc ngực.
Dưới đây là các hình ảnh mụn nội tiết ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Mụn nội tiết xuất hiện ở cằm và xương hàm: Một biểu hiện điển của mụn do rối loạn nội tiết tố là sự xuất hiện thường xuyên của mụn ở vùng cằm và xương hàm. Những nốt mụn thường đậm và vấn đề kéo dài mà không có dấu hiệu giảm đi. Bác sĩ cho rằng, mụn ở cằm và xương hàm thường xuất hiện do sự tăng sản xuất hormone trong cơ thể. Điều này làm cho tuyến dầu ở khu vực này hoạt động mạnh hơn bình thường, gây nên mụn bọc và mụn mủ. Nếu gặp tình trạng này, việc chăm sóc da đúng cách và đến gặp bác sĩ để được thăm khám là điều cần thiết.
Mụn nội tiết ở má: Thường xuất hiện những nốt mụn đỏ không nhân, thận chí có thể sưng và gây nhức.
Mụn nội tiết ở lưng: Việc điều trị mụn ở lưng thường khó khăn do nằm ở vị trí khó bôi thuốc.
Có rất nhiều nguyên nhân làm rối loạn nội tiết tố và gây ra mụn nội tiết, trong đó có thể kể đến như:
Để giảm nguy cơ mụn nội tiết, việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giảm stress, và chăm sóc da đúng cách là quan trọng. Nếu tình trạng mụn nặng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Mụn nội tiết có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da, có thể kéo dài và tái phát nhiều lần. Việc điều trị và chăm sóc da đúng cách giúp giảm mụn, ngăn ngừa sẹo thâm, và cải thiện tình trạng da, mang lại làn da sáng mịn hơn. Dưới đây là một số gợi ý chăm sóc và bảo vệ da khỏi mụn nội tiết:
Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích về hình ảnh mụn nội tiết để bạn có thể dễ nhận biết được chúng. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng mụn nặng, hãy chủ động đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể vấn đề mụn, mang lại sự tự tin với làn da của bạn.
Xem thêm: