Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rắn sọc dưa được biết đến với tính cách rất hung dữ. Vì vậy, nhiều người không khỏi lo lắng rằng liệu rắn sọc dưa có độc không. Rắn sọc dưa cắn có sao không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này nhé!
Khi chạm trán với con người, rắn sọc dưa luôn tỏ ra vô cùng hung dữ. Vì vậy, chúng thường xuyên bị con người giết hại khi bắt gặp. Hơn nữa, loài rắn này lại rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được: “Rắn sọc dưa có độc không?”. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này, cũng như cách nhận biết các dấu hiệu khi bị rắn độc cắn nhé!
Rắn sọc dưa hay còn gọi là rắn rồng, rắn hổ ngựa. Loài rắn này thuộc họ rắn nước, chúng phân bố kéo dài từ Ấn Độ, Bangladesh sang khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, rắn sọc dưa đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam.
Tại Việt Nam, rắn sọc dưa được phân bố trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nó thường được bắt gặp ở những khu vực đồng bằng và trung du, ở những nơi có nhiều cây cối, bụi rậm hoặc trong các hang chuột đã bỏ không. Trong một số trường hợp, với đặc tính leo trèo giỏi, rắn hổ ngựa cũng có thể được bắt gặp ở những bụi cây, mái nhà,...
Về đặc điểm, rắn sọc dưa trưởng thành có thể dài đến 2m và sống trên cạn. Để nhận biết rắn sọc dưa, bạn có thể nhận dạng bằng ba đường đen nhỏ. Trong đó, hai đường chạy xiên xuống mép trên, còn một đường qua thái dương. Thân rắn có 4 đường màu đen, chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân. Hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn.
Thức ăn của rắn sọc dưa là thằn lằn, ếch nhái, cá và chim non. Ở những vùng quê Việt Nam, chúng chủ yếu ăn chuột. Cũng bởi loài rắn này săn chuột rất giỏi nên nó được coi là một loài động vật rất có ích cho nhà nông.
Vậy rắn sọc dưa có độc không? Dù không có nọc độc nhưng rắn sọc dưa lại rất hung dữ. Chúng sẵn sàng tấn công phủ đầu đối thủ khi cảm thấy bị đe dọa. Khi gặp nguy hiểm, rắn sọc dưa sẽ dựng đứng một phần ba thân về phía trước khỏi mặt đất. Sau đó, há rộng miệng và cố gắng phình to phần da cổ để sẵn sàng tung ra những cú mổ.
Nếu bị rắn sọc dưa cắn, vết thương của bạn có thể dễ dàng bị chảy máu. Lúc này, bạn nên sát trùng kỹ để tránh bị nhiễm trùng. Cũng bởi rắn sọc dưa không có nọc độc nên nạn nhân hoàn toàn có thể tự xử lý ở nhà mà không cần đến cơ sở y tế. Tuy nhiên, cần quan sát vết thương kỹ lưỡng và đều đặn, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế, không được chủ quan.
Khi bị rắn sọc dưa cắn, dù không có bất cứ loại nọc độc nào nhưng nó vẫn tác động mạnh mẽ đến sức khỏe. Lúc này, một số người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện thần kinh tự động nguy hiểm. Chẳng hạn như: Buồn nôn, nôn ói, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, toát mồ hôi,... Các triệu chứng này rất khó có thể phân biệt với các biểu hiện toàn thân khác.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng rắn sọc dưa cắn chỉ gây thương tích ở tại chỗ. Vết thương thường xuất hiện từ 2 - 4 hàng trầy xước, xuất phát từ việc hàm trên của rắn ở khu vực cắn và bắt đầu gây đau nhức.
Nếu không thể phân biệt được con rắn vừa tấn công mình có phải là rắn sọc dưa hay không. Bạn cũng có thể nhận biết liệu mình có bị rắn độc cắn không bằng cách quan sát vết rắn cắn:
Bên cạnh đó, khi bị rắn độc cắn, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng khác như:
Khi phát hiện vết răng của rắn cắn, bạn cần sơ cứu càng nhanh càng tốt để giảm thiểu những ảnh hưởng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Quy trình cơ bản để sơ cứu khi bị rắn cắn là:
Trong quá trình sơ cứu, bạn tuyệt đối không nên cắt vết cắn, hút độc tố, bôi thuốc hoặc cho bệnh nhân uống cồn để điều trị. Những phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây tổn thương thêm ở vị trí xung quanh vết thương.
Rắn sọc dưa có độc không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, bạn cũng cần ghi nhớ những cách phòng tránh nguy cơ bị rắn sọc dưa cắn sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Rắn sọc dưa có độc không?”. Hãy nhớ kỹ những cách phòng tránh cũng như các biện pháp sơ cứu khi bị rắn sọc dưa cắn để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.