Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Ngày 04/09/2023
Kích thước chữ

Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận. Đo lường mức đường huyết (glucose máu) là một chỉ số quan trọng để đánh giá và theo dõi tình trạng tiểu đường. Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Bài viết sau đây tìm đáp án cho câu hỏi “chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc?”. Hãy liên tục cập nhật thông tin cùng với Nhà thuốc Long Châu để không bỏ lỡ các thông tin quan trọng!

Đái tháo đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường là một tình trạng phức tạp xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn, còn gọi là glucose huyết, tăng lên quá mức bình thường. Glucose là một loại đường tự nhiên có trong máu và là nguồn năng lượng chính cho cơ thể của bạn. 

Cơ thể của bạn có thể tự sản xuất glucose từ các nguồn khác nhau, như carbohydrates trong thức ăn hoặc glycogen, một dạng dự trữ của glucose trong cơ thể. Đồng thời, glucose cũng đến từ thức ăn bạn tiêu thụ, đặc biệt là từ các loại thức ăn chứa carbohydrate, như đường, bánh mì, gạo, và các loại tinh bột khác.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì cần uống thuốc? 1
Bệnh tiểu đường là tình trạng khi lượng đường trong máu tăng lên quá mức bình thường

Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra và nó có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường trong máu. Khi bạn ăn thức ăn chứa glucose (đường), insulin giúp glucose vào các tế bào trong cơ thể để được sử dụng làm năng lượng hoặc lưu trữ cho sau này. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Điều này dẫn đến việc glucose còn tồn đọng trong máu, không thể đi vào các tế bào của bạn để cung cấp năng lượng.

Bệnh tiểu đường có thể gây nhiều biến chứng tiểu đường nghiêm trọng như tổn thương mắt, thận, dây thần kinh và tim, và thậm chí là nguy cơ mắc các loại ung thư. Tuy nhiên, bạn có thể tránh hoặc kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng, và kiểm tra đường huyết thường xuyên. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu đường.

Xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường

Xét nghiệm bệnh tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường để xác nhận chẩn đoán:

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c hay còn gọi là A1c được dùng đánh giá lượng đường trong máu trung bình của bạn trong 2 hoặc 3 tháng qua. Nếu kết quả HbA1c dưới 5,7%, đó là bình thường. Kết quả từ 5,7 đến 6,4% cho biết bạn có nguy cơ tiểu đường, và kết quả từ 6,5% trở lên cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết đói

Xét nghiệm này dùng để đo lượng đường trong máu sau khi bạn đã nghỉ ăn suốt một đêm. Nếu kết quả đường huyết đói là dưới 99 mg/dL, thì đó là bình thường. Kết quả từ 100 đến 125 mg/dL cho thấy bạn có nguy cơ tiểu đường và 126 mg/dL trở lên là biểu hiện của bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm dung nạp glucose

Đây là một xét nghiệm để đo mức đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống một loại nước chứa glucose. Trước khi xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn suốt đêm để đo mức đường huyết khi đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng này và theo dõi mức đường trong máu của mình sau 1 giờ, 2 giờ, và có thể 3 giờ sau khi uống. 

Sau 2 giờ, nếu mức đường trong máu của bạn là dưới 140 mg/dL, thì đó là bình thường. Khi nằm trong khoảng từ 140 đến 199 mg/dL, đó là dấu hiệu của tiền tiểu đường, và nếu là 200 mg/dL trở lên, thì bạn mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì cần uống thuốc? 2
Xét nghiệm dung nạp glucose đo đường huyết trước và sau khi bạn uống một loại nước chứa glucose

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên là việc đo lượng đường trong máu tại thời điểm bạn muốn, không cần phải nhịn đói trước. Nếu kết quả cho thấy đường huyết của bạn từ 200 mg/dL trở lên, đó là dấu hiệu của bạn mắc bệnh tiểu đường.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị tiểu đường tuýp 1, họ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra tự kháng thể, đó là các chất cho biết cơ thể bạn đang tấn công chính nó. Điều này thường xuất hiện ở người mắc tiểu đường loại tuýp, không phải tuýp 2. Họ cũng có thể xét nghiệm nước tiểu để tìm ketone, một chất được tạo ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để sản xuất năng lượng. Kết quả của các xét nghiệm này giúp xác định liệu bạn có tiểu đường loại 1 hay không.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc? Chúng ta sử dụng xét nghiệm đường huyết để kiểm tra bệnh tiểu đường và lên kế hoạch điều trị. Khi đo đường huyết trước bữa ăn (đường huyết đói), kết quả từ 100 mg/dL đến 125 mg/dL được xem là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Nếu bạn có hai lần kiểm tra với đường huyết đói ≥ 126 mg/dL, thì đó được coi là bệnh tiểu đường. Khi chúng ta biết bạn mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thuốc và xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống phù hợp.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì cần uống thuốc? 3
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Trong thực tế, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. Trong khi đó, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường bắt đầu với việc thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục. Vì vậy, cách điều trị và lối sống khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường và tình trạng sức khỏe cá nhân của mỗi người.

Làm thế nào để duy trì đường huyết ở mức ổn định?

Để duy trì sức khỏe tốt và kiểm soát tiểu đường, bạn có thể tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện một số biện pháp sau:

  • Ưu tiên thực phẩm tự nhiên: Hãy tăng cường việc ăn nhiều trái cây và rau cải tươi ngon, bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe và ít đường. Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh, chúng thường giàu đường và calo.
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ở mức hợp lý là quan trọng. Nếu bạn thừa cân, hãy cố gắng giảm cân một cách an toàn thông qua chế độ ăn uống cân đối và tập luyện đều đặn.
  • Tập thể dục: tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần. Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
  • Theo dõi chỉ số đường huyết: Tùy theo loại tiểu đường, bạn cần theo dõi mức đường huyết của mình. Điều này có thể bằng cách đo đường huyết trước và sau khi ăn, và tuân theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Lựa chọn thực phẩm thông minh: Hạn chế thực phẩm chứa đường, calo, chất béo bão hòa và muối. Hãy tập trung vào thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Uống nước: Thay vì chọn đồ uống có đường, soda, hoặc nước trái cây giàu đường, hãy ưa chuộng nước uống đơn giản như nước lọc.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn: Nếu bạn thích thư giãn bằng cách uống rượu, hãy làm điều này một cách có giới hạn và hạn chế lượng cồn.
  • Thay thế đồ ngọt bằng trái cây: Khi muốn thưởng thức đồ ngọt, hãy lựa chọn trái cây tươi ngon và giàu dinh dưỡng.
  • Quản lý khẩu phần ăn: Cân nhắc về việc bạn ăn bao nhiêu và loại thức ăn bạn chọn. Một cách tiêu biểu là sử dụng phương pháp đĩa, tức là chia đĩa thành hai phần rau không chứa tinh bột, một phần protein thực phẩm và một phần tinh bột như ngô, khoai tây, hoặc gạo.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì cần uống thuốc? 4
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Trên đây là những thông tin cần biết về chỉ số đường huyết. Đồng thời, mang lại đáp án cho câu hỏi “Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì phải uống thuốc?”. Hy vọng bạn đọc tìm được thông tin hữu ích và chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin