Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Rối loạn thần kinh thực vật, hay còn gọi là dysautonomia, là tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự động, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh các chức năng cơ thể không tự chủ như nhịp tim và huyết áp. Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận hoặc quá trình nào của cơ thể. Rối loạn tự chủ có thể hồi phục hoặc tiến triển trầm trọng hơn.
Rối loạn thần kinh thực vật, còn được gọi là rối loạn hệ thần kinh tự chủ, là một tình trạng bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh thực vật của cơ thể, vốn điều khiển các chức năng tự động như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và thân nhiệt.
Hệ thống thần kinh tự chủ có hai bộ phận chính:
Sau khi hệ thần kinh tự chủ nhận được thông tin về cơ thể và môi trường bên ngoài, nó phản ứng lại bằng cách kích thích các quá trình của cơ thể (qua bộ phận giao cảm) hoặc ức chế (qua bộ phận phó giao cảm).
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ có thể xảy ra đơn lẻ hoặc do hậu quả của một bệnh khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson, nghiện rượu và tiểu đường. Một số bệnh lý thần kinh tự chủ sẽ thuyên giảm khi một bệnh lý có từ trước được điều trị. Tuy nhiên, thường thì không có cách chữa trị. Trong trường hợp đó, mục tiêu điều trị là cải thiện các triệu chứng.
Rối loạn thần kinh thực vật có thể là tình trạng nhẹ tạm thời hoặc bệnh nghiêm trọng kéo dài. Triệu chứng phổ biến nhất là không thể đứng dậy mà không cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu, gọi là hạ huyết áp tư thế.
Các triệu chứng khác của rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật làm rối loạn các chức năng bình thường của cơ thể, đặc biệt là thay đổi sinh lý hàng ngày. Hệ thần kinh thực vật hoạt động không ổn định có thể ảnh hưởng từ mức độ nhẹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, nếu không điều trị dẫn đến diễn tiến nặng hơn thì ảnh hưởng trầm trọng hơn.
Rối loạn thần kinh thực vật diễn tiến nặng có nguy cơ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn liên quan đến thần kinh. Chức năng thần kinh tự chủ bị suy giảm có thể gây ra các biến chứng như tắc nghẽn, mất kiểm soát các chức năng sinh lý.
Xem thêm: Hệ lụy của rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ có thể xảy ra do chính nó hoặc là hậu quả của các bệnh lý khác. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm bệnh Parkinson, các bệnh ung thư, bệnh tự miễn, lạm dụng rượu, hoặc bệnh đái tháo đường. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế điều khiển các chức năng vô thức của cơ thể, dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ thần kinh tự chủ.
Nguyên nhân phổ biến của rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:
Msdmanuals: https://www.msdmanuals.com/home/brain,-spinal-cord,-and-nerve-disorders/autonomic-nervous-system-disorders/overview-of-the-autonomic-nervous-system
Medlineplus.gov: https://medlineplus.gov/autonomicnervoussystemdisorders.html
Căng thẳng mãn tính do trải qua các tác nhân gây căng thẳng trong thời gian kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng kiệt quệ đối với cơ thể. Khi hệ thần kinh tự chủ tiếp tục kích hoạt các phản ứng vật lý, nó gây ra tình trạng hao mòn cho cơ thể. Khi đó, hệ thần kinh thực vật sự kích hoạt liên tục gây ra cho các hệ thống trong thể cơ cũng trở nên rối loạn.
Suy giảm chức năng tự chủ thuần túy là do sự tích tụ bất thường của alpha-synuclein (một loại protein trong não giúp các tế bào thần kinh giao tiếp, nhưng chức năng của nó vẫn chưa được hiểu đầy đủ). Alpha-synuclein cũng tích tụ ở những người mắc bệnh Parkinson, teo hệ thống đa cơ quan hoặc chứng mất trí nhớ.
Một số trường hợp rối loạn chức năng thần kinh tự chủ chỉ là tạm thời, nhưng nhiều trường hợp sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Khi sự rối loạn chức năng thần kinh tự chủ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp hoặc tim, những rối loạn này có thể đe dọa tính mạng.
Một số rối loạn hệ thần kinh tự chủ sẽ cải thiện khi bệnh tiềm ẩn được điều trị.
Xem thêm thông tin: Hệ thần kinh tự chủ và chứng rối loạn hệ thần kinh tự chủ
Khi bị kích thích, hệ thần kinh tự chủ sẽ điều khiển cơ thể giải phóng nguồn năng lượng dự trữ. Sức mạnh cơ bắp sẽ tăng lên, sự kích thích này cũng khiến lòng bàn tay đổ mồ hôi, đồng tử giãn ra và tóc dựng đứng. Ngoài ra, hệ thần kinh tự chủ sẽ làm chậm các quá trình kém quan trọng hơn trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như là tiêu hoá và đi tiểu.
Nhờ vào tính dẻo của thần kinh, khả năng tự tổ chức lại của não thông qua cách hình thành các kết nối thần kinh mới, tạo nền tảng cho sự phục hồi của hệ thần kinh tự chủ. Khả năng thích ứng này có nghĩa là những thay đổi tích cực về lối sống và các biện pháp can thiệp điều trị có thể định hình lại hệ thần kinh của chúng ta, tăng cường chức năng và khả năng phục hồi của nó.
Xem thêm thông tin: Những điều cần biết về rối loạn thần kinh thực vật
Hỏi đáp (0 bình luận)