Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kỹ thuật đặt nội khí quản được ứng dụng trong nhiều trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là khoa cấp cứu. Khi người bệnh phục hồi tốt, bác sĩ sẽ tiến hành rút ống mở khí quản và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, phục hồi sức khỏe.
Rút ống mở khí quản là kỹ thuật khá phổ biến trong khoa cấp cứu. Tuy rằng được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm nhưng kỹ thuật này vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng, rủi ro cần lưu ý.
Trước khi tìm hiểu về phương pháp rút ống mở khí quản, bạn cần biết thêm về phương pháp mở khí quản. Đối với bệnh nhân gặp khó khăn về vấn đề hô hấp, khó thở hoặc thậm chí việc thở bằng mũi và miệng trở nên khó khăn, việc tiến hành mở khí quản và đặt ống mở khí quản là cách tốt nhất để giúp người bệnh thở được một cách bình thường, tránh gây nhiều nguy hiểm liên quan đến khó thở.
Phẫu thuật mở khí quản là phương pháp phẫu thuật nhằm tạo 1 lỗ trên khí quản, thường là ở cổ và bắt đầu đưa ống mở khí quản giúp thông đường thở. Cách này sẽ giúp cho bệnh nhân có thể lấy lại khả năng thông khí thông thường, có thể có máy hoặc không cần máy hỗ trợ thở cho người bệnh.
Mở khí quản được thực hiện khá nhanh chóng, bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật chuyên dụng để rạch 1 lỗ trên khí quản sao cho vừa với ống mở khí quản, thông được đường thở hỗ trợ việc thở của bệnh nhân. Đối với những người bệnh đủ điều kiện, bác sĩ có thể thực hiện rút ống mở khí quản lúc thích hợp.
Không phải tất cả trường hợp bệnh nhân đều có thể rút ống mở khí quản. Muốn thực hiện rút ống mở khí quản bệnh nhân cần đáp ứng được một số điều kiện nhất định về sức khỏe và tình trạng đường hô hấp, phản ứng thở của cơ thể. Các trường hợp có thể rút ống mở khí quản được cố định như sau:
Đối với các bệnh nhân chưa đáp ứng những điều kiện nêu trên hoặc rơi vào các trường hợp sau, bác sĩ không chỉ định rút ống mở khí quản:
Khi được bác sĩ xác định rút ống mở khí quản, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý ổn định, giữ bình tĩnh và chú ý chăm sóc sức khỏe. Các bước tiến hành rút ống mở khí quản gồm các bước sau:
Mặc dù là thủ thuật thực hiện nhanh chóng, đơn giản nhưng rút ống mở khí quản vẫn có khả năng dẫn đến biến chứng, rủi ro cho người bệnh. Sau khi tiến hành rút ống mở khí quản bệnh nhân có thể gặp tình trạng khó thở, một số nguyên nhân phổ biến như co thắt thanh quản – phế quản, phù nề thanh môn.
Với những trường hợp bệnh nhân như vậy, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản dưới dạng khí dung hoặc thuốc chống phù nề, máy thở xâm nhập để tránh tình trạng khó thở kéo dài dẫn đến mệt mỏi, hô hấp kém, khó thở,… Một số người bệnh phải đặt lại ống mở khí quản để hỗ trợ hô hấp nếu tình trạng này quá nặng.
Trào ngược dạ dày và viêm phổi hít cũng là một trong những biến chứng sau khi rút ống mở khí quản. Các bệnh nhân gặp rủi ro này được chỉ định các phương án xử lý khác nhau, tùy theo tình trạng thực tế của người bệnh.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc về kỹ thuật rút ống mở khí quản. Để tránh biến chứng sau khi rút ống mở khí quản, người bệnh nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh lo lắng, căng thẳng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.