Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thịt heo là nguồn thực phẩm phổ biến và giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát và chế biến đúng cách, thịt heo có thể trở thành nguồn lây nhiễm các loại ký sinh trùng nguy hiểm, trong đó đáng chú ý nhất là sán dây lợn (Taenia solium). Vậy sán trong thịt heo nguy hiểm như thế nào?
Việc ăn phải thịt heo nhiễm sán không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khi ấu trùng sán phát tán và ký sinh tại các cơ quan quan trọng trong cơ thể như não, tim và mắt. Chính vì vậy, cách nhận biết thịt lợn nhiễm sán và có biện pháp phòng ngừa sán lợn là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Thịt lợn nhiễm bệnh có thể được nhận biết bằng mắt thường, vì vậy khi mua thịt cần chú ý một số đặc điểm bên ngoài:
Có thể nhận biết bằng cách sờ vào miếng thịt: Nếu miếng thịt cứng, không có sự đàn hồi khi ấn vào, không mềm mại, có thể thịt đã bị ướp urê hoặc chứa hàn the.
Sán trong thịt heo là một loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể xâm nhập và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khi nuốt phải trứng sán qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, trứng di chuyển đến dạ dày, nơi phôi sán phóng thích, xuyên qua vách ruột và vào máu, lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là cơ và mô dưới da. Ở đây, ấu trùng sẽ phát triển, nhưng sẽ hóa vôi sau vài năm và không còn gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu con người ăn phải thịt lợn chưa nấu chín chứa ấu trùng sán, dưới tác dụng của men tiêu hóa trong dạ dày, đầu sán dây lợn sẽ được phóng thích và bám vào niêm mạc ruột. Sau khoảng 8 - 10 tuần, trứng sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Trong cơ thể người, sán lợn chỉ ký sinh một con nhưng có khả năng tự sinh ra nhiều đốt mới, mỗi đốt chứa tới 50.000 trứng và có thể ký sinh trong ruột người lên đến 25 năm. Mặc dù cơ thể có cơ chế tự bảo vệ và đào thải, sán dây trưởng thành vẫn có thể gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân và bứt rứt, khó chịu.
Sán dây trưởng thành có khả năng phát triển lớn và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Một số trường hợp, ấu trùng sán lợn có thể xâm nhập vào máu và di chuyển đến các cơ quan quan trọng như não, tim, mắt, da và cơ, gây ra các biến chứng nguy hiểm:
Bệnh sán dây lợn là một căn bệnh truyền nhiễm do ấu trùng sán lợn gây ra. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do tiếp xúc với thịt lợn nhiễm sán hoặc rau sống chứa trứng hoặc ấu trùng sán, đặc biệt là khi chúng chưa được chế biến hoặc vệ sinh kỹ càng. Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong quá trình nuôi heo thả rông cũng là một nguyên nhân góp phần vào sự phát tán của căn bệnh này ra môi trường xung quanh, từ nước uống đến thức ăn.
Ấu trùng sán ở thịt lợn sẽ bị tiêu diệt khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi ở 100 độ C trong vòng 2 phút. Đây là các tiêu chuẩn nhiệt độ và thời gian đủ để tiêu diệt ấu trùng sán dây lợn trong thực phẩm.
Ở Việt Nam, thói quen sinh hoạt và tập quán ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến sán dây lợn. Đặc biệt, việc nuôi heo thả rông và xử lý chất thải chưa hiệu quả làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, khi các đốt sán tự rụng theo phân và trở thành nguồn lây nhiễm tiềm ẩn.
Để ngăn chặn sự lan truyền của sán dây lợn và ấu trùng sán, việc thực hiện đúng những nguyên tắc vệ sinh an toàn là rất quan trọng:
Sán trong thịt heo rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bằng cách tuân thủ nguyên tắc "ăn chín, uống sôi", giữ gìn vệ sinh, chăn nuôi heo một cách hợp lý, và chọn lọc khi mua thịt lợn, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sán dây lợn.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh nhân nhiễm sán xơ mít
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...