Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Siêu âm cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng để chẩn đoán bong và rách cơ, xác định các chấn thương mô mềm, đặc biệt quan trọng với khớp cổ chân. Nhờ siêu âm khớp cổ chân đã giúp bác sĩ phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tại cổ chân trở nên hiệu quả hơn nhiều.
Siêu âm khớp cổ chân được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán phần lớn các bệnh lý và chấn thương xảy ra ở khớp cổ chân. Các bệnh lý về cơ xương khớp ở cổ chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lai gây khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ để lại dị tật gây biến dạng và tàn phế.
Siêu âm ở khớp cổ chân là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, được thực hiện nhờ sử dụng sóng âm cao tần quét qua hệ thống cơ xương khớp cổ chân. Từ đó, sóng âm phản hồi sẽ được máy tính tái tạo lại, chuyển thành hình ảnh vùng cổ chân giúp bác sĩ quan sát và chẩn đoán bệnh lý.
Qua hình ảnh siêu âm khớp cổ chân, bác sĩ có thể thấy nhiều cấu trúc quan trọng xung quanh cổ chân về mặt lâm sàng như:
An toàn và tiết kiệm: Siêu âm khớp cổ chân là phương pháp không xâm lấn nên không gây đau cho người bệnh, không gây biến chứng do không sử dụng tia bức xạ và là giải pháp tiết kiệm chi phí.
Khả năng nhận dạng không gian: Qua siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá chi tiết các rối loạn về gân, dây thần kinh, dây chằng dễ dàng hơn khi thực hiện các phương thức chẩn đoán hình ảnh khác.
Hình ảnh động theo thời gian thực: Trong quá trình siêu âm cho phép bác sĩ thấy rõ những phần bất thường vốn không thể quan sát rõ trên hình ảnh tĩnh của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như trật khớp, vết rách cơ, tổn thương ở dây chằng, gân và dây thần kinh ngoại vi nhỏ ở cổ chân.
Bác sĩ thường chỉ định siêu âm khớp cổ chân khi cổ chân xuất hiện các triệu chứng như:
Bác sĩ thường chỉ định siêu âm khớp cổ chân cho những bệnh nhân rơi vào những nhóm đối tượng có nguy cơ bị tổn thương khớp cổ chân gồm:
Siêu âm khớp cổ chân có thể được ứng dụng trong việc kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý hoặc đánh giá chấn thương, phát hiện khối u. Cụ thể:
Khi siêu âm khớp cổ chân, bác sĩ được cung cấp nhiều hình ảnh chi tiết, rõ nét của gân, dây thần kinh, dây chằng và mô mềm xung quanh mắt cá chân. Đây là một công cụ hiệu quả giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện các bệnh lý ở vùng cổ chân.
Bệnh nhân bị chấn thương ở khớp cổ chân tương đối phổ biến, chiếm khoảng 14% tổng số ca cấp cứu chỉnh hình mà nguyên nhân liên quan đến thể thao. Chấn thương mắt cá chân là tình trạng khớp mắt cá chân bị xoắn quá mức, đẩy xa khỏi vị trí bình thường của nó gây đau mắt cá chân.
Trong số các trường hợp khối u xương và mô mềm, chỉ có khoảng 7% là khối u nằm ở bàn chân và cổ chân. Qua siêu âm khớp cổ chân, bác sĩ có thể phát hiện được các khối mô mềm như hạch, u thần kinh Morton, u mỡ,...
Siêu âm khớp cổ chân vừa có thể phát hiện được khối u vừa cung cấp thông tin về bản chất của khối u như u mỡ, u đặc, nang hay u hỗn hợp, tính chất xâm lấn mô mềm xung quanh như thế nào, có nhiều mạch máu nuôi hay không để gợi ý chẩn đoán u lành hay ác. Tuy nhiên, siêu âm khớp cổ chân không phát hiện được một số khối u nằm sâu trong xương do hạn chế của sóng siêu âm là không thể xuyên qua xương.
Một buổi siêu âm khớp cổ chân chỉ diễn ra từ 10 - 15 phút. Quy trình siêu âm sẽ gồm các bước sau:
Trước khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ hướng dẫn quy trình siêu âm khớp cổ chân cho bệnh nhân. Bạn sẽ được yêu cầu tháo giày, nằm hoặc đứng trên giường tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Quy trình siêu âm khớp cổ chân gồm 3 bước đơn giản:
Bước 1: Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ bôi một lượng nhỏ gel siêu âm vào vùng cổ chân của bạn. Đây là loại gel sạch, trong suốt có tác dụng như một chất dẫn truyền sóng âm và bôi trơn.
Bước 2: Bác sĩ sẽ đặt đầu dò siêu âm lên vùng cổ chân và di chuyển theo các hướng khác nhau. Để bác sĩ có thể nhìn thấy khu vực bị ảnh hưởng khi nó đang chuyển động, bạn được yêu cầu cử động chân trong suốt quá trình siêu âm.
Trong khi siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành chụp ảnh siêu âm, đồng thời giải thích những điểm đáng lưu ý mà bác sĩ thấy được trên màn hình.
Bước 3: Sau buổi siêu âm, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên lau sạch gel trên cổ chân của bạn. Báo cáo kết quả chẩn đoán sẽ được gửi đến bạn sau.
Trong trường hợp cổ chân bạn đang bị thương, có vết thương hở, rò rỉ dịch, quá trình siêu âm khớp cổ chân vẫn có thể thực hiện. Lúc này, bác sĩ sẽ bọc đầu dò siêu âm bằng một lớp màng và gel vô khuẩn.
Siêu âm khớp cổ chân là phương pháp không gây đau. Tuy nhiên, nếu cổ chân của bạn đang bị sưng viêm, phù nề hay gãy xương, khi bác sĩ tì đè đầu dò siêu âm lên cổ chân có thể khiến bạn bị đau nhẹ. Khi nào bạn cảm thấy đau, hãy báo ngay cho bác sĩ biết để đổi hướng tiếp cận của đầu dò siêu âm, giúp giảm đau hơn.
Tóm lại, siêu âm khớp cổ chân là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có vai trò hết sức quan trọng trong kiểm tra, thăm khám lâm sàng, giúp bác sĩ quan sát trực quan những điều bất thường đang diễn ra trong khớp cổ chân của bạn, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Xem thêm: Siêu âm vùng chậu là gì? Phát hiện được những bệnh lý gì ở nam và nữ?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.