Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, nước máy được sử dụng phổ biến trong phần lớn các hộ gia đình nhưng nước giếng vẫn còn được sử dụng ở vùng thôn quê. Vậy nước máy và nước giếng khác nhau thế nào, có ưu điểm và nhược điểm gì? Cả hai nguồn nước này có sạch và an toàn không?
Hiện nay, nước máy và nước giếng đều được người dân sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu nước máy và nước giếng khác nhau thế nào? So sánh ưu điểm và nhược điểm của hai nguồn nước này là gì, có an toàn vệ sinh thực phẩm không? Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!
Nước giếng hay còn gọi là nước ngầm, nằm sâu trong lòng đất. Nguồn nước được khai thác bằng cách khoan sâu xuống lòng đất nơi có mạch nước ngầm đi qua, để đưa vào sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Ở Việt Nam, nước ngầm đang gặp tình trạng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn do nồng độ kim loại cao. Nguồn nước sẽ có tính chất khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý, từ đó, đưa ra biện pháp xử lý nguồn nước phù hợp.
Nước máy hay gọi là nước vòi là loại nước tự nhiên đến từ ao, hồ, sông, suối,… được nhà máy nước xử lý thông qua hệ thống lọc nước. Với những phương pháp công nghiệp, hệ thống này sẽ lọc các tạp chất có trong nước như kim loại, rong rêu, bùn đất hay vi khuẩn.
Nước tự nhiên sau khi được xử lý sẽ trở thành nước máy, được đưa vào các đường ống dẫn, di chuyển đến nơi tiêu thụ.
Để phân biệt nước máy và nước giếng, bạn cần so sánh ưu điểm và nhược điểm của hai loại nước này.
Nước giếng
Nước máy
Nước giếng
Nước máy
Nhìn chung, nước máy là loại nước tương đối sạch. Tùy vào công nghệ xử lý cũng như chất lượng cung cấp của nhà máy lọc nước mà cho ra lượng nước sạch khác nhau. Ngoài ra, độ sạch của nước máy còn phụ thuộc nhiều vào chất liệu của ống dẫn nước.
Những quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc đã áp dụng công nghệ tiến tiến vào quá trình xử lý nguồn nước sạch. Vì thế, người dân tại các nước này có thể uống nước máy trực tiếp từ vòi nước mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại Việt Nam, hệ thống xử lý nước máy chưa tốt như các nước phát triển. Nước máy dễ bị nhiễm khuẩn do vỡ các đường ống dẫn, từ đó không đảm bảo được chất lượng nguồn nước đầu ra.
Hàm lượng các chất gây hại chứa trong nước máy gồm:
Mặc dù nước máy đã qua hệ thống lọc nước xử lý các chất gây hại trên nhưng nếu hệ thống dẫn không đạt chất lượng thì nước máy vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe nếu bạn sử dụng một thời gian dài. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng nguồn nước máy để rửa chén, tắm, giặt giũ,...
Nước giếng có hai nguồn nước chính là nước giếng khơi và nước giếng khoan. Trong đó, nước giếng khoan được sử dụng nhiều hơn. Do nước ngầm được khai thác sâu dưới lòng đất từ vài chục tới vài trăm mét và nước giếng được hình thành chủ yếu từ nước mưa, sông, suối, thấm qua nhiều lớp đất đá nên chứa nhiều khoáng và thường rất trong.
Chính vì vậy, nhiều người nghĩ nước giếng ở sâu dưới đất nên không bẩn, rất trong và an toàn khi dùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm. Nước trong chưa hẳn là nước sạch bởi vì ta không thể quan sát bằng mắt thường những chất độc hại, điển hình như kim loại nặng, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng.
Trên thực tế, không hiếm trường hợp người dùng thấy hiện tượng nước giếng có mùi lạ, màu lạ. Ô nhiễm nhẹ thì nước hơi vàng, có váng mỏng, có mùi tanh. Trường hợp ô nhiễm nước nghiêm trọng hơn, nước có thể bốc mùi hôi thối, có cặn, sủi bọt.
Tóm lại, cả nước máy và nước giếng đều có ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng. Tuy nhiên, hai nguồn nước này không đảm bảo độ sạch, độ tinh khiết, do đó cần xử lý mới có thể an toàn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.