Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sỏi thận hình thành như thế nào? Làm sao hạn chế diễn tiến của bệnh?

Ngày 03/07/2024
Kích thước chữ

Sỏi thận được xác định là một bệnh lý phổ biến của hệ tiết niệu. Do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, cơ thể dễ mất nước, khiến Việt Nam từ lâu đã được coi là vùng có tỉ lệ mắc sỏi thận cao, khoảng 10-14% người Việt mắc sỏi thận. Tuy nhiên, không phải ai có hiểu biết về căn bệnh này một cách đầy đủ. Dưới đây là những thông tin giúp bạn nắm rõ thông tin sỏi thận hình thành như thế nào? Làm sao hạn chế diễn tiến của bệnh?

Bệnh sỏi thận không phải là bệnh hiếm gặp, thậm chí số lượng trường hợp mắc bệnh đang ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do thói quen sinh hoạt không khoa học. Một viên sỏi thận thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nó di chuyển trong thận hoặc đi vào ống niệu quản để xuống bàng quang.

Sỏi thận hình thành như thế nào?

Bệnh sỏi thận hình thành như thế nào? Bệnh sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng cặn và tích tụ lại, tạo thành sỏi. Sỏi này có thể xuất hiện ở thận, niệu quản và bàng quang.

Sỏi thận hình thành như thế nào? Làm sao hạn chế diễn tiến của bệnh? - 1
Sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu tích tụ lại và tạo thành sỏi

Ban đầu, sỏi thường rất nhỏ, nhưng qua thời gian chúng sẽ lớn dần và gây ra một số triệu chứng. Một số loại sỏi thận được ghi nhận bao gồm: Sỏi canxi oxalat, sỏi canxi photphat, sỏi struvite, sỏi axit uric và sỏi cysteine. Trong đó, sỏi canxi oxalat là loại thường gặp nhất.

Đối với những loại sỏi nhỏ, cơ thể thường tự đào thải qua đường tiểu, nên bệnh nhân không có biểu hiện gì và cũng không cảm nhận được sự hiện diện của sỏi trong thận. Tuy nhiên, với những trường hợp sỏi lớn, có cạnh sắc bén, cần phải được điều trị, thậm chí phẫu thuật. Bệnh nhân ở trường hợp này sẽ gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như những cơn đau quặn thận do sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu.

Diễn biến của sỏi thận

Nắm thông tin về diễn biến của sỏi thận ngoài vấn đề sỏi thận hình thành như thế nào? Sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết cần thiết về căn bệnh này. Sỏi thận thường được thải ra theo con đường nước tiểu. Trong giai đoạn đầu, hầu hết bệnh nhân không cảm nhận được sự hiện diện của sỏi thận do chúng còn quá nhỏ. Khi viên sỏi lớn dần và đạt kích thước từ 4 đến 5 mm, chúng không thể đi qua được các đoạn hẹp của ống niệu quản.

Khi phát triển to hơn, các cạnh sắc bén trên bề mặt sỏi có thể làm tắc nghẽn niệu quản tại bất kỳ vị trí nào. Đặc biệt, khi sỏi kẹt tại đoạn hẹp của niệu quản, nơi bắt chéo với động mạch chậu trước khi dẫn vào bàng quang, nó sẽ gây ra cơn đau dữ dội cho đến khi sỏi rơi vào bàng quang và được đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu.

Sỏi thận hình thành như thế nào? Làm sao hạn chế diễn tiến của bệnh? - 2
Khi sỏi phát triển lớn sẽ kẹt trong niệu quản gây ra những cơn đau quặn thận

78% các trường hợp sỏi sẽ được thải ra ngoài một cách tự nhiên mà không cần can thiệp đặc hiệu. Tuy nhiên, khi sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, cần thực hiện tán sỏi hoặc phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài.

Một trong những phương pháp tán sỏi hiệu quả, ít xâm lấn và được sử dụng nhiều là nội soi tán sỏi thận laser bằng ống soi mềm. Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là bảo tồn tối đa chức năng thận, giúp bệnh nhân ít đau, nhanh hồi phục và không để lại sẹo do quá trình phẫu thuật theo đường tự nhiên. Phương pháp điều trị sỏi thận này rất tiên tiến và đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ được thực hiện tại các bệnh viện lớn.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Nguyên nhân sỏi thận hình thành như thế nào? Bệnh sỏi thận xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh, bao gồm: Việc ăn quá mặn, uống ít nước, và tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa acid oxalic. Điều này gây quá tải cho chức năng lọc của thận, dẫn đến sự tích tụ các chất khoáng và cặn bã, từ đó hình thành sỏi.

Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:

  • Uống không đủ nước: Khi cơ thể không đủ nước, thận không thể bài tiết hiệu quả, nước tiểu trở nên quá đặc và nồng độ các tinh thể bị bão hòa, dễ dẫn đến việc hình thành sỏi.
  • Chế độ ăn nhiều muối: Người Việt thường có khẩu vị mặn, sử dụng nhiều muối và nước mắm hàng ngày. Ăn nhiều muối (NaCl) làm tăng đào thải Na+, và Ca++ tại ống thận, tạo điều kiện cho sỏi canxi hình thành.
  • Chế độ ăn nhiều đạm: Đạm trong thực phẩm làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết calcium và giảm khả năng hấp thu citrate, góp phần hình thành sỏi.
  • Nạp bổ sung calcium và vitamin C sai cách: Bổ sung quá nhiều vi chất dẫn đến dư thừa trong cơ thể. Vitamin C chuyển hóa thành gốc oxalat, trong khi ion Ca++ cạnh tranh và ức chế hấp thu các ion khác như: Zn++, Fe++,... Khi thận quá tải với các chất này, nguy cơ hình thành sỏi tăng lên.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Các bệnh như viêm loét dạ dày, tiêu chảy... làm mất nước và các ion Na+, K+, giảm lượng nước tiểu, tăng nồng độ oxalat trong nước tiểu, dẫn đến sỏi calci oxalat.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh sỏi thận có tính di truyền ở những người trong gia đình, nguy cơ mắc bệnh tăng ở các thành viên cùng huyết thống.
  • Dị dạng đường tiết niệu: Người có dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh hoặc do nhiều lí do mắc phải dị dạng. Ví dụ: Phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến,... làm tắc nghẽn đường tiểu, dẫn đến lắng đọng nước tiểu và hình thành sỏi.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi trùng gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ và lắng đọng các chất bài tiết, lâu ngày có thể dẫn đến sỏi thận.
  • Béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở người béo phì cao hơn so với người bình thường.
Sỏi thận hình thành như thế nào? Làm sao hạn chế diễn tiến của bệnh? - 3
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận

Thời gian tồn tại của sỏi bên trong thận

Ngoài thông tin sỏi thận hình thành như thế nào? Thời gian tồn tại của sỏi bên trong thận bao lâu? Cũng được nhiều người quan tâm. Thông thường sỏi thận phát triển âm thầm bên trong thận trong thời gian dài, nên giai đoạn đầu, người bệnh thường không có bất kỳ biểu hiện nào. Theo thời gian, sỏi lớn dần và xuất hiện các cạnh sắc bén, gây tổn thương bề mặt thận, khiến người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.

Sỏi liên tục di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu. Do đó, sỏi có thể không tồn tại lâu trong thận mà di chuyển xuống niệu quản và bàng quang. Những viên sỏi nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài qua đường tiểu, nhưng các viên sỏi lớn cần có các biện pháp can thiệp ngoại khoa để tống ra ngoài.

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2-3 lít mỗi ngày.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng trở nên nặng hơn.

Sỏi thận là bệnh khá phổ biến. Biện pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất là uống nhiều nước, kiểm soát tốt những yếu tố liên quan đặc biệt là tránh nhiễm trùng đường tiểu. Các loại thuốc nội khoa làm tan sỏi có tác dụng rất hạn chế, do đó, can thiệp ngoại khoa thường là cách duy nhất để điều trị triệt để sỏi thận.

Sỏi thận hình thành như thế nào? Làm sao hạn chế diễn tiến của bệnh? - 4
Uống nhiều nước là cách đơn giản giúp bạn hạn chế bệnh sỏi thận

Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: Sỏi thận hình thành như thế nào? Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta có thể hoàn toàn tự phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh sỏi thận bằng cách chăm sóc sức khỏe, duy trì một lối sống lành mạnh và tuân thủ chế độ ăn uống vệ sinh khoa học.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sỏi thậnThận