Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sốt xuất huyết có bị lại không? Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Ngày 31/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Nhiều người lo lắng đã từng bị sốt xuất huyết có bị lại không. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời!

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng một người có nguy cơ mắc sốt xuất huyết đến bốn lần trong đời và tình trạng bệnh lần sau có thể nặng, diễn biến phức tạp hơn lần trước nữa. Do đó, cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết xảy ra. Trường hợp mắc phải, cần phát hiện sớm và tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục. 

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có bị lại không? Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 1 Diễn biến của bệnh sốt xuất bao gồm giai đoạn sốt - nguy hiểm - hồi phục.

Khi phát hiện bản thân hoặc thành viên trong gia đình có các biểu hiện sau, nhiều khả năng đã mắc phải bệnh sốt xuất huyết: 

  • Sốt cao liên tục trên 39 độ;
  • Người mệt mỏi, li bì, đau nhức cơ thể, chân tay…;
  • Mắt mỏi, nóng và nhức;
  • Các nốt ban đỏ xuất hiện dưới da, khắp nhiều vùng cơ thể (thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi bắt đầu sốt).

Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua ba giai đoạn, bao gồm giai đoạn sốt - giai đoạn nguy hiểm - giai đoạn hồi phục. Do đó, suy nghĩ cho rằng bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất là trong ba ngày đầu tiên sốt cao, khi thấy phát ban nốt đỏ xuất hiện đồng nghĩa bệnh đã thuyên giảm là không chính xác. Trên thực tế, giai đoạn nguy hiểm, tính từ ngày thứ 4 kể từ khi bắt đầu sốt mới dễ xảy ra các biến chứng nhất. Phải dựa vào các chỉ số xét nghiệm mới nhận biết được các biến chứng nguy hiểm này.

Đó là lý do vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết không nên điều trị tại nhà mà phải đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi.

Đã bị sốt xuất huyết có bị lại không?

Một người từng bị sốt xuất huyết có bị lại không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta đều biết, sốt xuất huyết là căn bệnh do virus Dengue sống ký sinh trong cơ thể muỗi vằn gây ra. Virus Dengue có 4 tuýp gây bệnh bao gồm D1, D2, D3, D4. Một người mỗi lần mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ do 1 tuýp virus Dengue xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Khi đó cơ thể chỉ tạo ra miễn dịch với tuýp vi rút đó chứ chưa có khả năng chống lại các tuýp còn lại. 

Sốt xuất huyết có bị lại không? Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 2"Một người từng bị sốt xuất huyết có bị lại không?" là câu hỏi được quan tâm.

Có đến 4 tuýp Dengue nên mỗi người có khả năng bị sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời, tương ứng với 4 tuýp Dengue khác nhau. Vì thế, thắc mắc "Sốt xuất huyết có bị lại không?" thì câu trả lời là "Có". Tuy nhiên, số người mắc sốt xuất huyết đến lần thứ 4 thường rất ít, phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ bị từ 2 đến 3 lần mà thôi. Điều đáng chú ý là lần bị bệnh sau thường sẽ nặng hơn lần trước do các kháng thể của 2 hoặc 3 tuýp vi trùng cùng tồn tại và tác động lên cơ thể.

Vì thế, những triệu ứng sốt, đau mỏi, xuất huyết,... cũng sẽ trầm trọng hơn. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết lần thứ 2, 3 cần đặc biệt chú ý theo dõi sức khỏe và đến ngay bệnh viện để được khám, điều trị kịp thời.

Vì sao sốt xuất huyết lần sau thường nặng hơn?

Bệnh nhân tái nhiễm sốt xuất huyết lần hai rất nguy hiểm vì mức độ bệnh thường nặng hơn lần đầu với những diễn biến bất thường hơn. Đặc biệt, những bệnh nhân có bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, gan thận... hoặc phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người cao tuổi càng cần được theo dõi sức khỏe sát sao.

Bệnh sốt xuất huyết lần đầu xảy ra thường do virus type D1 - type cổ điển với những biểu hiện lâm sàng nhẹ như người mệt mỏi, nhức đầu, xuất huyết ít, thời gian mắc bệnh ngắn... Sau khi hồi phục hoàn toàn, trong cơ thể bệnh nhân đã có kháng thể suốt đời với virus Dengue type D1. 

Sốt xuất huyết có bị lại không? Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 3 Bệnh nhân tái nhiễm sốt xuất huyết lần hai rất nguy hiểm.

Đến lần nhiễm sốt xuất huyết thứ 2, người bệnh mắc bệnh do các tuýp huyết thanh khác nên cơ thể lúc này đang tồn tại song song hai loại kháng thể. Chúng có thể xảy ra xung đột kéo theo phản ứng tăng xuất huyết thành mạch. Biểu hiện bệnh lần 2 vì thế cũng nặng hơn, ngoài các triệu chứng thông thường kể trên còn có thể kèm theo choáng váng, xuất huyết, thậm chí là trụy tim… gây nguy hiểm cho tính mạng.

Các dấu hiệu sốt xuất huyết cảnh báo như sau:

  • Người mệt mỏi, li bì, đau nhức toàn thân;
  • Tâm trạng vật vã, bồn chồn;
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn,...;
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng;
  • Xuất huyết tiêu hóa (đau bụng, đi ngoài ra máu, nôn ra máu), xuất huyết não (hôn mê, co giật);
  • Tiến hành xét nghiệm kết quả cho thấy thể tích khối hồng cầu tăng so với trước đó, tiểu cầu giảm...

Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không thì bạn cần nhớ là có thể bị lại. Và một người có khả năng mắc đến bốn lần bệnh này trong đời, lần sau triệu chứng, diễn biến sẽ nặng hơn lần trước. Chính vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết tái nhiễm, bệnh nhân cần được sớm đưa đến bệnh viện để kiểm tra, tránh cho cơ thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng.

Tại cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết tái nhiễm dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với các kết quả xét nghiệm và các yếu tố tiền sử nhiễm sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết có bị lại không? Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 4 Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống oresol để bù nước, ăn đồ ăn dễ tiêu...

Bệnh nhân tái nhiễm sốt xuất huyết cần chú ý những điều sau đây::

  • Tuân thủ phác đồ điều trị cũng như các hướng dẫn của bác sĩ điều trị;
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, các loại nước trái cây, uống Oresol để bù nước, ăn đồ ăn dễ tiêu...

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh/người chăm sóc bệnh cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe vẫn là phòng bệnh ngay từ đầu. Chúng ta đã biết sốt xuất huyết là căn bệnh lây truyền khi muỗi vằn đốt người bị bệnh và sau đó mang virus Dengue đến đốt người bình thường. 

Do đó, để tránh lây sốt xuất huyết, việc cần làm là diệt trừ mầm gây bệnh. Những biện pháp có thể áp dụng như sau:

  • Loại bỏ những khu vực muỗi vằn có thể cư trú: Vệ sinh cống rãnh; ao tù; không chứa nước trong bình chứa, bể, chậu, lọ hoa lâu ngày... Bên cạnh đó, loại bỏ những vùng trũng nơi có nước mưa đọng lại, dễ khiến muỗi vằn trú ngụ;
  • Phun hóa chất diệt muỗi quanh khu nhà ở;
  • Mắc màn khi ngủ.
Sốt xuất huyết có bị lại không? Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 6 Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng khí để tránh muỗi sinh sôi.

Tóm lại, "Từng bị và đã khỏi sốt xuất huyết nhưng sốt xuất huyết có bị lại không?" thì câu trả lời là "Có thể". Do đó, bất cứ ai cũng không được chủ quan rằng trong cơ thể đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh. Mọi sự cẩn thận đều có giá trị, nhất là bảo vệ cơ thể không để sức khỏe của mình bị đe dọa.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm