Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Stress khi mang thai và những điều bạn cần biết

Ngày 13/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tâm lý mẹ bầu có nhiều thay đổi, thường nhạy cảm hơn và dễ bị stress. Đa phần phụ nữ mang thai lần đầu rất dễ bị căng thẳng, nhất là giai đoạn sau thai kỳ. Điều gây đáng lo ngại hơn là stress khi mang thai còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Theo thống kê, có khoảng 10% đến 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất thường nặng nề, có xu hướng tiêu cực như buồn bã, tuyệt vọng, thiếu sức sống, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh…

Nguyên nhân gây nên stress căng thẳng ở phụ nữ mang thai

Một số lý do phổ biến cho tình trạng tiêu cực này ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Lo lắng sợ sảy thai.
  • Lo lắng về quá trình chuyển dạ và sinh nở.
  • Những thay đổi khó chịu về thể chất như buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp háng khi mang thai, tâm trạng thất thường...
  • Lo lắng về quá trình chăm sóc sau khi em bé chào đời.
  • Áp lực tài chính khi nuôi con.
stress-khi-mang-thai-va-nhung-dieu-ban-can-biet 1.jpg
Áp lực tài chính khi nuôi con gây nên stress căng thẳng ở phụ nữ mang thai

Ảnh hưởng của việc stress khi mang thai đối với mẹ bầu

Đối với phụ nữ, mang thai là niềm may mắn lớn lao nhưng cũng là giai đoạn chị em phải đối mặt với những áp lực vô cùng lớn từ nhiều phương diện như gia đình, công việc.

Giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi về nội tiết tố khiến chị em trở nên nhạy cảm hơn và khả năng chịu đựng căng thẳng giảm sút. Khi những yếu tố gây căng thẳng này không được giải tỏa, bà bầu có thể đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe, trong đó phải kể đến là hậu quả của stress khi mang thai 3 tháng đầu

  • Căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Phụ nữ mang thai khi bị căng thẳng có thể gặp các triệu chứng như đau tức ngực, đau tim, đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, giảm thị lực và tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh và tính cách: Phụ nữ mang thai dễ bị stress, gây rối loạn giấc ngủ, hay quên, kém tập trung…, và thường lo lắng, sợ hãi quá mức, đôi khi dễ xúc động, thất vọng với bản thân, hay cáu giận, khóc nhiều hơn vì cảm thấy quá mệt mỏi. Cụ thể hơn, nhiều phụ nữ mang thai thường cảm thấy thu mình và ngại giao tiếp về mặt xã hội.
  • Sinh non: Đối với phụ nữ bị căng thẳng trong quá trình mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn trong những tháng cuối của thai kỳ.
  • Rối loạn ăn uống: Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến rối loạn ăn uống ở phụ nữ mang thai. Một số trường hợp ăn uống mất kiểm soát, bỏ bữa, những thói quen này có thể dẫn đến nhiều bệnh như đau dạ dày hay viêm ruột kích thích.
stress-khi-mang-thai-va-nhung-dieu-ban-can-biet 2.jpg
Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến rối loạn ăn uống ở phụ nữ mang thai

Ảnh hưởng của việc stress khi mang thai đối với thai nhi

Mẹ khỏe thì thai nhi tất nhiên sẽ phát triển tốt và ngược lại. Khi người mẹ mang thai tâm lý không ổn định, thường xuyên bị căng thẳng sẽ khiến thai nhi không thể phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số rủi ro đối với thai nhi khi bà bầu bị căng thẳng:

  • Trẻ bị nhẹ cân: Thai phụ khi bị căng thẳng thường có xu hướng ăn quá nhiều, hoặc ăn quá ít, thậm chí bỏ bữa khiến thai nhi không nhận được dinh dưỡng cân bằng để phát triển đầy đủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thai nhi bị nhẹ cân và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ sau này.
  • Trẻ chậm phát triển: Trong giai đoạn cấu trúc não bộ của thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện nhưng mẹ bầu phải chịu quá nhiều áp lực sẽ khiến tử cung co bóp mạnh hơn và kích thích vùng nước ối. Từ đó nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến trí não của trẻ.
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của mẹ bầu có liên quan mật thiết đến thai nhi. Nếu mẹ bị rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, lo lắng thì con sẽ không thể ngủ ngon, khó ngủ về đêm. Hơn nữa, giấc ngủ của mẹ cũng là một trong những yếu tố giúp con phát triển tối ưu cấu trúc cơ thể.
  • Trẻ bị rối loạn ứng xử: Căng thẳng khi mang thai cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ rối loạn hành vi ở trẻ khi sinh ra. Trẻ em có nguy cơ cao mắc các bệnh như tự kỷ, tăng động giảm chú ý hoặc trầm cảm.
  • Thai nhi dị tật: Những tình trạng này không phổ biến nhưng trên thực tế, một số trẻ em khi sinh ra bị dị tật bẩm sinh do quá trình mang thai của mẹ quá căng thẳng.
stress-khi-mang-thai-va-nhung-dieu-ban-can-biet 3.jpg
Stress khi mang thai có thể khiến trẻ khi sinh ra bị dị tật bẩm sinh 

Cách hạn chế stress căng thẳng khi mang thai

Khi mẹ mang thai gặp stress, căng thẳng có thể áp dụng một số cách sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như rau lá xanh, thịt đỏ, trứng, cá mòi, đậu… và chất xơ như yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nâu, gạo…
  • Ngủ đủ giấc.
  • Hãy bổ sung nước hoa quả mỗi ngày vì hoa quả rất ngon và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho bà bầu.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng ví dụ như đi bộ, bơi lội hoặc yoga.

Trên đây nhà thuốc Long Châu đã đưa ra những thông tin liên quan đến vấn đề stress khi mang thai mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các chị em khi mang thai hiểu rõ sự nguy hiểm khi mang thai trong tình trạng căng thẳng kéo dài và có những biện pháp giảm stress hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm