Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sữa chua tiêu hóa và những điều cần biết để đảm bảo sức khỏe

Ngày 30/10/2024
Kích thước chữ

Sữa chua tiêu hóa không chỉ là món ăn thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để loại thực phẩm này phát huy tối đa công dụng, bạn cần sử dụng đúng cách và hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về sữa chua tiêu hóa cũng như các lưu ý cần nhớ khi uống để tận dụng tối đa lợi ích và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Sữa chua tiêu hóa không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là người bạn đồng hành của hệ tiêu hóa. Đây là một chế phẩm từ sữa được tạo ra bằng cách lên men sữa bò hoặc sữa động vật khác với sự tham gia của các vi khuẩn có lợi như: Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Quá trình lên men này chuyển hóa đường và protein trong sữa thành acid lactic, tạo nên hương vị chua ngọt đặc trưng và kết cấu sánh mịn.

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua tiêu hóa

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua tiêu hóa bao gồm:

Protein

Trong mỗi 245g sữa chua nguyên chất chứa khoảng 8.5g protein, chia thành hai loại chính gồm:

  • Whey (váng sữa): Chiếm 20%, giúp hạ huyết áp và hỗ trợ giảm cân.
  • Casein: Cung cấp axit amin thiết yếu và hỗ trợ tiêu hóa.
Sữa chua tiêu hóa và những điều cần biết để đảm bảo sức khỏe - 1
Sữa chua tiêu hóa là nguồn thực phẩm giàu protein

Carbohydrate

Gồm lactose, glucose, galactose và có thể có thêm sucrose hoặc các loại đường hương liệu tùy theo loại sữa chua. Lượng lactose sẽ giảm đi trong quá trình lên men và chuyển hóa thành galactose và glucose.

Chất béo

Chất béo là một thành phần quan trọng quyết định hương vị và kết cấu của sữa chua tiêu hóa. Tùy vào loại sữa chua, hàm lượng chất béo có sự khác biệt:

  • Hàm lượng chất béo: Dao động từ 0,4% trong sữa chua không béo (fat-free) đến 3,3% hoặc cao hơn ở sữa chua nguyên kem (full-fat).
  • Loại chất béo: Khoảng 70% là chất béo bão hòa, phần còn lại là chất béo không bão hòa.
  • Axit béo: Sữa chua cung cấp nhiều loại axit béo quan trọng, không chỉ góp phần vào giá trị dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến hương vị và độ mịn của sản phẩm.

Vitamin và khoáng chất

Thành phần vitamin và khoáng chất trong sữa chua tiêu hóa có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc và quy trình sản xuất. Sữa chua làm từ sữa tươi nguyên chất thường chứa một lượng lớn các dưỡng chất quan trọng như: Vitamin B12, vitamin B2, canxi, phốt pho…

Sữa chua tiêu hóa và những điều cần biết để đảm bảo sức khỏe - 2
Sữa chua tiêu hóa còn giúp cơ thể bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất

Probiotics

Probiotics là vi khuẩn có lợi hỗ trợ sức khỏe, đặc biệt là với hệ tiêu hóa. Các probiotics chủ yếu có trong sữa chua tiêu hóa gồm: Vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria. Chúng mang lại nhiều lợi ích như: Cân bằng hệ miễn dịch, giảm cholesterol, hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch, giảm triệu chứng IBS và cải thiện tiêu hóa, phục hồi vi khuẩn đường ruột sau khi dùng kháng sinh, ngăn ngừa tiêu chảy, điều trị táo bón, tăng cường niêm mạc ruột, hỗ trợ tiêu hóa lactose cho người kém hấp thu đường sữa.

Tác dụng của sữa chua tiêu hóa với cơ thể

Sữa chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, nổi tiếng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng chính của sữa chua tiêu hóa đối với cơ thể:

  • Cung cấp dưỡng chất: Chứa canxi, vitamin B12, B2, magie, kali... giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ thần kinh và quá trình tạo máu.
  • Nguồn protein dồi dào: Hỗ trợ trao đổi chất, kiểm soát cân nặng và kéo dài cảm giác no.
  • Bổ sung lợi khuẩn: Probiotics cải thiện tiêu hóa, cân bằng vi khuẩn đường ruột và giảm táo bón, hội chứng ruột kích thích.
  • Tăng cường miễn dịch: Các khoáng chất như: Magie, selen, kẽm và vitamin D giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Hỗ trợ giảm cân: Hàm lượng protein và canxi cao giúp giảm cảm giác thèm ăn. Nên ưu tiên sữa chua không đường để tăng hiệu quả.
  • Tốt cho tim mạch: Tăng cholesterol tốt (HDL) và kiểm soát huyết áp mà không gây hại tim mạch.
  • Giúp xương chắc khỏe: Canxi, vitamin D và protein trong sữa chua ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt có lợi cho người cao tuổi.
Sữa chua tiêu hóa và những điều cần biết để đảm bảo sức khỏe - 3
Bổ sung sữa chua tiêu hóa giúp tăng cholesterol tốt cho cơ thể

Với những lợi ích trên, sữa chua tiêu hóa thực sự là một thực phẩm bổ dưỡng, góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của con người.

Bị rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua được không?

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm phù hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe. Một trong những thắc mắc thường gặp là khi bị rối loạn tiêu hóa có thể ăn sữa chua được không? Câu trả lời là có. Sữa chua được xem là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, vì nó chứa men vi sinh và nhiều lợi khuẩn giúp kích thích hoạt động tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Vì vậy, bạn có thể thêm sữa chua vào thực đơn hàng ngày khi gặp rối loạn tiêu hóa.

Các thành phần trong sữa chua có thể giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, làm tăng cảm giác ngon miệng và kích thích sự thèm ăn. Đặc biệt, sữa chua có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, sữa chua cũng chứa nhiều chất xơ, giúp khắc phục tình trạng táo bón. Những chất xơ này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn mà còn tăng cường nhu động ruột, từ đó cải thiện hoạt động tiêu hóa.

Khi tiêu thụ sữa chua, một lớp nhầy sẽ hình thành và phủ lên bề mặt ruột non, bảo vệ ruột khỏi nguy cơ bệnh tật. Hơn nữa, sữa chua còn giúp cải thiện tình trạng làn da, mang lại vẻ khỏe khoắn, trắng sáng và mịn màng hơn.

Sữa chua tiêu hóa và những điều cần biết để đảm bảo sức khỏe - 4
Sữa chua giúp bổ sung men vi sinh và nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định

Tác hại khi ăn sữa chua tiêu hóa không đúng cách

Ăn sữa chua nhiều có tốt không? Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu tiêu thụ không hợp lý, đặc biệt là khi ăn quá nhiều, sữa chua tiêu hóa cũng có thể gây ra một số tác hại như:

  • Khó tiêu: Việc ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với sữa hoặc sữa chua, hãy tránh tiêu thụ chúng, vì có thể gây ra các triệu chứng như: Khó thở, phát ban hoặc thậm chí nôn mửa.
  • Tác động tiêu cực đến răng: Một số loại vi khuẩn trong sữa chua và các chất có tính axit có thể gây hại cho men răng, dẫn đến các vấn đề về răng miệng.

Đặc biệt, những người mắc bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tụy nên hạn chế sử dụng sữa chua có đường, vì hàm lượng chất béo cao có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý sử dụng sữa chua tiêu hóa

Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng sữa chua đúng cách, an toàn, tận dụng được tối đa lợi ích của sản phẩm này:

  • Chỉ nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua mỗi ngày.
  • Nên ăn sữa chua khi nào? Tốt nhất là nên ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1-2 tiếng để tăng cường khả năng tiêu hóa.
  • Không nên tiêu thụ sữa chua khi bụng đói vì độ chua trong dịch dạ dày cao có thể làm giảm lợi khuẩn có trong sữa chua.
  • Tránh ăn sữa chua và uống thuốc cùng thời điểm, vì các thành phần trong thuốc có thể tiêu diệt lợi khuẩn trong sữa chua. Nên chờ khoảng 2-3 tiếng sau khi uống thuốc mới ăn sữa chua.
  • Nếu bị viêm họng, hãy để sữa chua ở nhiệt độ phòng khoảng 10 phút trước khi ăn, không đun nóng vì điều này có thể tiêu diệt lợi khuẩn.
  • Nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì, hãy chọn sữa chua không đường.
  • Sau khi ăn sữa chua, hãy súc miệng hoặc đánh răng để tránh tình trạng vi khuẩn từ sữa chua làm hỏng men răng.
  • Nếu trẻ biếng ăn hoặc bị tiêu chảy, sữa chua có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện tình trạng tiêu chảy nhờ vào chất kháng sinh lactocidine có trong chế phẩm này.
  • Đối với những người đã lạm dụng kháng sinh, nên bổ sung sữa chua để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng sau khi đã dùng kháng sinh, không dùng đồng thời vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Bên cạnh việc sử dụng sữa chua đúng cách, hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học để tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Sữa chua tiêu hóa và những điều cần biết để đảm bảo sức khỏe - 5
Hãy chọn sữa chua không đường nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân

Sữa chua tiêu hóa là thực phẩm quen thuộc nhưng mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện. Việc tiêu thụ sữa chua đều đặn không chỉ giúp cải thiện chức năng đường ruột mà còn tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và củng cố hệ miễn dịch. Hãy biến sữa chua thành một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ các vấn đề tiêu hóa và cảm nhận sự thay đổi tích cực từ bên trong cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin