Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy giảm trí nhớ ở học sinh là tình trạng mà việc truyền tải thông tin trong não bộ bị gián đoạn, dẫn đến suy giảm chức năng não và cuối cùng là suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy. Chứng suy giảm trí nhớ ở học sinh ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là thành tích học tập.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có hơn 85% người dưới 50 tuổi gặp ít nhất một vấn đề về trí nhớ, trong đó có khoảng 20 - 30% là người dưới 30 tuổi. Những con số này cho thấy tình trạng suy giảm trí nhớ đã trẻ hóa và có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy sau này.
Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở học sinh, bao gồm:
Học sinh thường phải đối mặt với áp lực và căng thẳng do học tập. Căng thẳng gây ức chế thần kinh và làm khó cho việc tập trung và tiếp thu kiến thức. Theo thời gian, tốc độ phản ứng của học sinh, tốc độ suy nghĩ và khả năng tư duy đều bị ảnh hưởng. Kết quả cuối cùng là khả năng tập trung giảm sút và trí nhớ suy giảm.
Suy giảm trí nhớ ở trẻ em có thể bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì khi có sự thay đổi về hormone trong cơ thể. Thiếu ngủ, giấc ngủ không đủ hoặc giấc ngủ không sâu khiến cơ thể trẻ không được hồi phục đầy đủ, khả năng loại bỏ độc tố suy yếu và não không thể lưu trữ thông tin ký ức một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến việc quên nhanh chóng và suy giảm trí nhớ. Hơn nữa, rối loạn giấc ngủ cũng làm cho học sinh mệt mỏi, mất sức, không tập trung và khó tiếp thu kiến thức.
Sự suy giảm trí nhớ ở học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên, có thể bắt nguồn từ những thay đổi trong cơ thể, dẫn đến sự rối loạn trong sinh hoạt hàng ngày. Một trong những tình huống phổ biến là việc thức khuya và dậy sớm hơn, gây thiếu thời gian cho não bộ để nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Hiện nay, tình trạng học sinh phải đối mặt với tải lượng học quá nhiều là rất phổ biến. Khi trẻ phải đối mặt với một lượng bài tập khổng lồ cùng lúc, não bộ sẽ bị quá tải, dẫn đến suy giảm trí nhớ ở học sinh.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe não bộ và khả năng tư duy của nó. Việc ăn uống không đủ chất lượng, không khoa học và không lành mạnh, đặc biệt là thiếu các vitamin nhóm B, có thể dẫn đến thiếu máu, suy giảm trí nhớ và các vấn đề sức khỏe khác ở học sinh. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây mất trí nhớ ngắn hạn do thiếu nguyên liệu sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh.
Giai đoạn dậy thì là thời điểm mà học sinh trải qua nhiều biến đổi mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý và cảm xúc. Tuy nhiên, thay vì chia sẻ những cảm xúc yêu, ghét, giận dữ với cha mẹ hoặc người thân, hầu hết các em có xu hướng che giấu và giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình. Điều này có thể gây ức chế cảm xúc và ảnh hưởng đến chức năng não bộ, góp phần vào sự suy giảm trí nhớ ở học sinh.
Các triệu chứng của suy giảm trí nhớ ở trẻ em có tính đa dạng nhưng dễ nhận biết:
Để phòng tránh suy giảm trí nhớ ở trẻ em, cha mẹ nên chủ động áp dụng các biện pháp sau, đặc biệt khi tình trạng chưa nghiêm trọng:
Suy giảm trí nhớ ở học sinh là một vấn đề có thể khắc phục được. Bằng cách áp dụng các kỹ thuật học tập phù hợp, duy trì một lối sống lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi và nhận được sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh, học sinh có thể cải thiện trí nhớ và đạt được thành công trong hành trình học tập của mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.