Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tắc ruột ở trẻ là tình trạng các chất trong ruột bị ứ đọng gây tắc nghẽn. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tắc ruột có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Tắc ruột là tình trạng phổ biến hay gặp ở đường tiêu hóa. Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng này, đặc biệt là ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Tắc ruột ở trẻ là hiện tượng bã thức ăn hoặc các chất khác di chuyển qua ruột bị hạn chế, gây tắc nghẽn. Các chất bị ứ đọng trong ruột lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Buồn nôn, nôn, chướng bụng, táo bón… là những dấu hiệu điển hình khi bị tắc ruột. Tuy nhiên, chúng ta thường dễ bị nhầm lẫn tắc ruột với rối loạn tiêu hóa khiến thường phát hiện muộn. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, thậm chí đe dọa tính mạnh.
Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến gây ra tắc ruột là lồng ruột, do bã thức ăn và giun sán.
Lồng ruột rất phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi có tỉ lệ mắc lồng ruột tới 90%. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ. Trong đó, bé trai thường dễ bị lồng ruột hơn do áp suất trong bụng và nhu động ruột cao hơn bé gái, đặc biệt ở các bé trai bụ bẫm.
Lồng ruột hiểu đơn giản là khi một đoạn ruột chui vào trong lòng một đoạn ruột khác gần kề. Hai đoạn ruột lồng vào nhau khiến thức ăn, dịch tiêu hóa và việc lưu thông máu nuôi ruột bị tắc nghẽn. Nếu không xử trí sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử ruột và thủng ruột.
Tắc ruột do bã thức ăn thuộc dạng tắc ruột cơ học. Đây cũng là tình trạng khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn sang táo bón do triệu chứng bệnh không rõ ràng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu, giàu chất xơ nhưng do khả năng nhai còn hạn chế khiến thức ăn không được tiêu hóa hết. Hay gặp ở trẻ ăn nhiều hồng, ổi, mít... Cùng với đó là thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ làm tăng nguy cơ tắc ruột.
Ngoài ra, có một số trường hợp rất hy hữu bị tắc ruột do nuốt phải dị vật như bông gòn, tóc... Tình trạng này thường gặp ở trẻ có vấn đề tâm lý hoặc mắc chứng tự kỷ.
Nhiễm giun là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không tẩy giun thường xuyên, giun sẽ sinh sôi nảy nở trong ruột đến gây ra tắc ruột nếu số lượng giun quá nhiều.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, tắc ruột thường được chia làm 2 nhóm: Tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng.
Tắc ruột cơ năng chủ yếu do liệt, khiến cho nhu động ruột hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động. Tình trạng này dẫn đến quá trình lưu thông hơi và dịch tiêu hóa trong ruột bị cản trở. Tắc ruột cơ năng rất ít gặp, chỉ chiếm khoảng 5%.
Tắc ruột cơ học rất thường gặp, chiếm trên 95%. Là tình trạng ruột bị bít (tắc nghẽn) hoặc bị thắt lại khiến chất trong ruột không thể di chuyển, ứ đọng lại một chỗ. Nguyên nhân chủ yếu do dị vật, tổn thương thành ruột, xoắn ruột, lồng ruột, thoát vị nghẹt...
Tắc ruột thường tiến triển nhanh, gây nhiều nguy hiểm. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu tắc ruột thường bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa do các biểu hiện tương tự nhau. Một số dấu hiệu nhận biết tắc ruột ở trẻ em như sau:
Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị tắc ruột phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí tắc ruột ở trẻ, loại tắc ruột, mức độ tắc nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây tắc ruột.
Đoạn ruột trên phần bị tắc có thể bị tổn thương, căng trướng. Lúc này, áp lực lòng ruột tăng lên gây ra ứ trệ tĩnh mạch, giảm tưới máu mao mạch dẫn tới niêm mạc ruột tổn thương, xung huyết, phù nề, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng.
Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm. Nặng hơn, gây hoại tử ruột, thậm chí tử vong.
Tắc ruột ở trẻ em là một trong những cấp cứu ngoại khoa phổ biến sau viêm ruột thừa. Do đó, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ bị tắc ruột, ba mẹ tuyệt đối không nên tự ý chữa trị tại nhà. Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.