Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp?

Ngày 14/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh xơ vữa thành mạch. Vậy tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp?

Theo báo cáo điều tra quốc gia năm 2015, tại Việt Nam cứ 5 người trưởng thành thì lại có 1 người bị tăng huyết áp và ước tính có khoảng 12 triệu người mắc phải bệnh tăng huyết áp mỗi năm. Nếu bệnh tăng huyết áp không được điều trị sẽ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch hoặc tích tụ mảng bám trên thành mạch máu. Vậy tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp?

Sự hình thành mảng xơ vữa thành mạch

Xơ vữa thành mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch, là hiện tượng động mạch bị xơ hóa do sự lắng đọng của mỡ và các tế bào viêm tại lớp bao trong thành động mạch. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế hoặc tử vong trên thế giới. Tình trạng xơ vữa thành mạch đóng vai trò quan trọng trong nhiều bệnh tim mạch khác như thiếu máu cơ tim cục bộ, tăng huyết áp, phình động mạch, vỡ động mạch, nhồi máu phổi, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi đã được thiết lập.

Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp? 1
Mảng xơ vữa hình thành do sự lắng đọng của mỡ và tế bào viêm trong lòng mạch

Các mảng xơ vữa động mạch được hình thành từ tế bào viêm, cholesterol và canxi dư thừa. Các mảng xơ vữa này sẽ lắng đọng lại trong thành mạch khiến cho thành động mạch trở nên dày, hẹp dần, xơ cứng, mất tính đàn hồi và gây cản trở cho dòng máu lưu thông trong lòng động mạch. Mảng xơ vữa thường xuất hiện sau nhiều năm với 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Cấu trúc của lớp trong thành mạch bị biến đổi do sự rối loạn huyết động tại chỗ, làm xuất hiện tình trạng phù nề không có mỡ. Về sau có sự xuất hiện của các tế bào ăn mỡ tích tụ lại thành đám dưới tế bào nội mô. Dẫn đến thành mạch máu bị rối loạn và tạo điều kiện cho sự lắng đọng lipid tại đây.
  • Giai đoạn 2: Có sự hình thành các mảng xơ vữa đơn thuần ở giai đoạn này. Các mảng xơ vữa thường dày và có vùng bị hoại tử (chứa nhiều acid béo và cholesterol) ở giữa được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ. Tiếp đến, các mảng xơ vữa sẽ tiến triển dần và ngày càng dày hơn, khiến cho động mạch bị hẹp dần.
  • Giai đoạn 3: Lúc này, mảng xơ vữa gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch và dẫn đến tai biến thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do lớp tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương, khiến máu chảy qua vị trí bị rách và hình thành cục máu đông. Đồng thời, sự xuất hiện của hiện tượng kết tập tiểu cầu, tạo thành cục máu động sẽ gây tắc nghẽn mạch máu. Sau đó, các mảng xơ vữa sẽ phát triển ngày càng nhiều, các tổ chức xơ phát triển nhiều hơn và canxi lắng đọng dày hơn dẫn đến động mạch bị bít tắc hoàn toàn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Vậy tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp?

Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp?

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý liên quan đến tim mạch phổ biến nhất thế giới. Theo báo cáo của WHO, trong năm 2019 ước tính có khoảng 1,13 tỷ người trên thế giới bị cao huyết áp và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho khoảng 7,5 triệu người bệnh mỗi năm.

Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp? 2
Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp?

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh xơ vữa thành mạch. Vậy tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp? Theo đó, nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa thành mạch ở người bệnh tăng huyết áp là do tình trạng rối loạn chức năng nội mạc, gây mất cân bằng giữa hai quá trình chết và tái tạo của tế bào nội mạc mạch máu. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, việc tăng quá trình chết và giảm sản xuất NO theo chương trình của tế bào nội mạc (apoptosis) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn chức năng nội mạc của mạch máu, từ đó tạo ra mảng xơ vữa động mạch.

Huyết áp tăng làm giảm sản xuất NO, tăng tình trạng stress oxy hóa, làm tăng LDL oxy hóa. Huyết áp cao còn thúc đẩy quá trình apoptosis của tế bào nội mạc mạch máu do tăng sự sản xuất angiotensin II, khiến cho tế bào nội mạc không liền mạch và tạo điều kiện cho các phân tử LDL oxy hóa dễ dàng đi vào lớp dưới nội mạc.

Bên cạnh đó, angiotensin II cũng là nguyên nhân làm tăng phản ứng viêm, kích hoạt các phân tử kết dính và phân tử hấp dẫn tế bào monocyte tạo thành tế bào bọt dưới nội mạc, cuối cùng là hình thành mảng xơ vữa thành mạch máu.

Ở những người bệnh đã bị xơ vữa động mạch gây ra hiện tượng hẹp mạch thì quá trình apoptosis do huyết áp tăng có thể làm vỡ mảng xơ vữa, hình thành huyết khối và gây ra hội chứng mạch vành cấp. Do đó, người mắc bệnh tăng huyết áp cần được điều trị tích cực và kiểm soát tốt huyết động. Ngoài ra, cũng cần tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở những đối tượng chưa mắc phải bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh xơ vữa động mạch là gì?

Chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp? Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp? 3
Cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây ra mảng xơ vữa động mạch

Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ khác dẫn đến xơ vữa thành mạch máu có thể kể đến như:

  • Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa.
  • Nồng độ triglycerides trong máu cao.
  • Nồng độ homocystein trong máu cao.
  • Nồng độ chất fibrinogen trong máu cao.
  • Viêm hệ thống mãn tính: Tình trạng này được phản ánh qua sự gia tăng của hs - CRP và bạch cầu.
  • Bệnh cường giáp.
  • Không khí bị ô nhiễm, đặc biệt là các hạt mịn có đường kính < 2,5mm. Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng sự dày lên của thành động mạch cảnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí.
  • Đái tháo đường: Đây là một trong những bệnh lý về rối loạn chuyển hóa phổ biến. Tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho nhiều cơ quan, đặc biệt là mạch máu, tim , thận, thần kinh, mắt. Hơn nữa, đái tháo đường cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Rối loạn lipid máu: Rối loạn mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ chính của tình trạng xơ vữa động mạch. Khi đó, LDL - cholesterol đóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh của xơ vữa động mạch. Sự gia tăng của LDL - cholesterol trong máu dù ở mức độ nào cũng đều làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Ngoài ra, khi nồng độ lipoprotein A vượt quá 0.3 g/l cũng là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa thành mạch ở nhiều bệnh nhân.
  • Hút thuốc lá: Đây là yếu tố có mối liên quan trực tiếp với nhiều bệnh lý tim mạch. Có thể là do tăng nồng độ LDL - cholesterol, giảm nồng độ HDL - cholesterol và tăng co mạch.
  • Nồng độ C - reactive protein (CRP) trong máu cao.
  • Thiếu các loại vitamin B6, B12 và acid folic.
  • Tuổi tác: Sự xuất hiện mảng xơ vữa động mạch có thể gia tăng theo độ tuổi, nhất là người trên 40 tuổi.
  • Giới tính: Tỷ lệ bị xơ vữa thành mạch ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới sau thời kỳ mãn kinh lại có tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa tương tự nam giới.
  • Béo phì.
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người thân đã từng bị xơ vữa thành mạch thì bạn nên đi tầm soát xơ vữa để phát hiện bệnh sớm.
  • Tăng đông máu: Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn tình trạng hình thành huyết khối. Đồng thời, người bệnh cũng cần đi kiểm tra định kỳ chỉ số đông máu INR nhằm điều chỉnh kịp thời đơn thuốc đang dùng.
  • Thiếu estrogen sau thời kỳ mãn kinh.
Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp? 4
Hút thuốc là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch

Tóm lại, tăng huyết áp và bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa thành mạch và các bệnh lý tim mạch khác. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giải thích được vấn đề tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp? Đồng thời, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm