Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tế bào xương là một trong các thành phần cấu tạo nên xương, đặc biệt trong các trường hợp xương bị gãy, các tế bào xương sẽ tự động sản sinh để làm lành xương tự nhiên. Ngược lại trong các tình huống xương không thể tự lành thì bắt buộc bệnh nhân phải ghép xương để kích thích sự lành xương.
Đối với hoạt động thường ngày của con người, hệ xương khớp đảm nhiệm vai trò quan trọng khi giúp cơ thể vận động nhịp nhàng và linh hoạt trong mọi tình huống. Ngoài ra xương còn bảo vệ các cơ quản khỏi những tổn thương do sự tác động vật lý từ bên ngoài, đồng thời còn giúp kích thích sản sinh tự nhiên các tế bào xương để làm lành xương tùy vào trường hợp. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chức năng bên trong của tế bào xương cũng như các bộ phận chính cấu tạo nên hệ xương khớp con người, mọi người cũng xem qua nhé.
Khi một đứa trẻ chào đời, xương sẽ bao gồm 3 phần cơ bản: Phần xương đầu, xương thân và xương chi. Trong đó các phần tiếp tục chia thành 4 loại bao gồm xương dài, xương ngắn, xương dẹt, xương hình bất định và nối với nhau qua vị trí khớp xương.
Ngoài ra đối với xương trẻ em, phần đầu xương dài của cánh tay và đùi giống như một đầu xương hoàn chỉnh, nhưng theo kết quả chụp X-quang lại có các bộ phận bao gồm:
Hệ xương của người bao gồm 4 loại xương khác nhau nhưng lại có cấu tạo giống nhau khi bên ngoài chứa mô xương cứng và bên trong là xương xốp chứa tủy xương, cụ thể:
Khớp xương là nơi gắn kết 4 loại xương tạo thành hệ thống xương tổng thể, giúp cơ thể thực hiện nhiều động tác trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, trong đó chia thành các loại như:
Hệ xương khớp của con người sẽ xuất hiện dưới hai dạng: Có thể quan sát bằng mắt thường (dạng đại thể) và quan sát bằng kính hiển vi hoặc kính lúp (dạng vi thể).
Xương con người được cấu tạo từ collagen, protein và các khoáng chất khác, đặc biệt là canxi. Trong đó collagen đảm nhiệm cung cấp dưỡng chất cho bộ khung xương, đồng thời kết hợp với các thành phần khoáng chất như canxi, photphat để tăng cường nuôi khung xương chắc khỏe, linh hoạt và duy trì sự dẻo dai.
Trong đó xương ở từng vị trí sẽ có hai loại mô xương: Lớp bên ngoài (lớp xương đặc hoặc vỏ xương) và lớp bên trong (xương xốp bên trong được tủy xương bao bọc).
Ngoài xuất hiện dưới dạng đại thể thì xương còn là một mô liên kết và được cấu thành từ 4 loại tế bào chính: Tế bào tạo xương, tế bào hủy xương, tế bào xương (cốt bào) và tế bào liên kết.
Trong đó các tế bào này sẽ tương tác và lắng đọng với một số chất khoáng, protein, hormon và các phân tử khác để nuôi dưỡng xương, đồng thời lột bỏ xương cũ và thay bằng xương mới qua một quá trình tái mô hình, khi đó sẽ tạo ra những lớp xương mới và góp phần tạo lực của xương.
Tế bào xương (cốt bào): Chiếm đến 95% số tế bào trong lớp xương với tuổi thọ trung bình khoảng 25 năm.
Tế bào liên kết: Là các tế bào tạo xương nằm trên bề mặt của xương. Các tế bào xương liên kết với nhau, và liên kết với các tế bào tạo xương, hình thành một mạng tế bào có chức năng chuyển giao chức năng và các chất dinh dưỡng trong xương.
Tế bào hủy xương: Trong quá trình hình thành và phát triển xương có giai đoạn đục bỏ xương cũ hoặc xương bị hư tổn qua chất phân hủy chất khoáng gọi là tế bào hủy xương. Nhìn chung tế bào hủy xương và tế bào tạo xương hoạt động song song và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.
Xương chắc khỏe chính là nền tảng vững chắc để chúng ta duy trì các hoạt động mỗi ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên độ vững chắc của xương sẽ liên tục thay đổi từ thơ ấu với giai đoạn trưởng thành, cụ thể mật độ xương sẽ bị suy giảm dần, vì thế nếu không có biện pháp hỗ trợ thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gặp nhiều bệnh lý xương khớp khác như viêm xương, viêm tủy xương, còi xương (ở trẻ em do thiếu vitamin D), dễ bị gãy xương, ung thư xương, đa u tủy,...
Đối với xương khớp, canxi gần như là chất khoáng không thể thiếu để có một sức khỏe dẻo dai, chúng ta nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu canxi trong các bữa ăn hằng ngày như phô mai, sữa chua, rau xanh, cá, tôm,...
Cả hai loại vitamin đều hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, nếu thiếu hụt vitamin D và K2 tỷ lệ mắc bệnh loãng xương rất cao. Bạn có thể bổ sung qua những thực phẩm như phô mai, rau xanh, dưa bắp cải,...
Chất béo omega-3 giúp cơ thể duy trì mật độ xương rất tốt, nên bổ sung mỗi ngày các thực phẩm giàu chất này qua các loại hạt, cá hồi, cá trích,...
Nâng cao thể thao mỗi ngày là cách để duy trì cân nặng hợp lý, vì tình trạng béo phì sẽ làm gia tăng áp lực lên xương khớp và nhiều cơ quan khác, nên cần đảm bảo mức cân nặng phù hợp với thể trạng để xương duy trì sự dẻo dai.
Hạn chế hút thuốc và sử dụng bia rượu sẽ giúp bạn giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp, ngược lại sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương và dẫn đến gãy xương trong tương lai nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu được khái niệm tế bào xương có vai trò gì trong hệ xương của con người, đồng thời cũng biết cách xây dựng và duy trì một hệ xương khớp chắc khỏe, chúng ta cần phải từng bước thay đổi những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.