Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Ngày 10/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cây đinh lăng vẫn được biết đến là một loại thảo dược tự nhiên mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các bộ phận như lá, rễ được dùng nhiều trong chế biến các bài thuốc. Vậy thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Là một loại dược liệu quý song để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần nắm chắc kiến thức về việc sử dụng bộ phận nào, liều lượng ra sao. Những thông tin khoa học dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất, từ đó tận dụng dược liệu này trong việc nâng cao sức khỏe.

Cây đinh lăng là cây gì, tác dụng như thế nào?

Đinh lăng là một loại cây khá dễ trồng và phổ biến ở nước ta, có chiều cao từ 0,8 - 1.5m. Cây đinh lăng không có gai, phân thành nhiều nhánh nhỏ, phiến lá kép có chiều dài từ 20 - 40cm, hình răng cưa không đều. Cây có mùi hương dịu nhẹ, rất dễ uống. Nhiều người vẫn xem đinh lăng như một loại “sâm Việt” bởi nhiều giá trị quý cho sức khỏe mà nó mang lại.

Một số tác dụng của cây đinh lăng có thể kể đến như: Bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh, chữa ho dai dẳng, hỗ trợ điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giảm các triệu chứng mỏi lưng, tay chân bị tê, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,... 

Không những vậy, nhiều nghiên cứu còn khẳng định cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình rất tốt, hỗ trợ chứng thiếu máu, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường chức năng hoạt động của não bộ…

than-cay-dinh-lang-nau-nuoc-uong-duoc-khong-1.jpg
Đinh lăng là loại dược liệu quý, rất tốt cho sức khỏe

Đặc biệt, trong rễ và lá cây đinh lăng được nghiên cứu là chứa nhiều thành phần Vitamin B1,B2, B6, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, đinh lăng còn chứa rất nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng mà cơ thể không tự tổng hợp được. Nhất là phần rễ ở những cây từ 3 năm tuổi trở lên còn chứa hàm lượng Tanin, Saponin Triterpenoid, Gluxit cao, rất tốt để bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe.

Không chỉ dùng để ăn hoặc uống trực tiếp, nhiều người còn chế biến thành cao đinh lăng để sử dụng lâu dài. Tác dụng của cao đinh lăng đã được chứng minh qua thực tiễn rất tốt cho người dùng, đặc biệt là trong việc hỗ trợ việc trị ho, ho ra máu hoặc giảm lo âu, mệt mỏi. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất đinh lăng đã được nghiên cứu và sản xuất trên công nghệ bào chế hiện đại để nâng cao sức đề kháng nhé!

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Rễ, lá cây đinh lăng được sử dụng nhiều nhưng liệu thân cây đinh lăng nấu nước uống được không? Theo các nhà khoa học, thân cây đinh lăng mang lại rất nhiều tác dụng tốt và hoàn toàn có thể nấu nước uống được bạn nhé! Thậm chí, nếu bạn uống với lượng và tần suất phù hợp còn mang lại hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Có thể kể đến một số tác dụng tuyệt vời khi bạn uống nước lá đinh lăng như sau:

  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Trong thân cây đinh lăng chứa chất oxy hóa tự nhiên có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư. Đặc biệt, dược chất Saponin Triterpenoid được xem là mang lại hiệu quả “kép”, vừa ức chế, tái tạo cấu trúc tế bào bị bệnh vừa ngăn ngừa các tế bào ung thư lan rộng hơn.
  • Giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng: Thân cây đinh lăng được xem là “thần dược” giúp những người bị suy nhược cơ thể, làm việc nặng nhọc nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Làm được điều đó là nhờ các khoáng chất và hàm lượng Carbohydrate trong thân loại cây này có khả năng chuyển hóa thành năng lượng.
  • Cải thiện hệ tuần hoàn máu: Thân đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất như Glycosid, Alcaloid, Saponin, Tanin, Vitamin B1, B2, B6, Vitamin C, Acid Amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Từ đó tạo tiền đề sản xuất Hemoglobin và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.
  • Điều hòa kinh nguyệt: Thân cây đinh lăng có thể giúp cải thiện và tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn máu. Do đó, nếu bạn đang gặp các vấn đề như trễ kinh, kinh nguyệt không đều, thường xuyên đau bụng kinh,... thì có thể uống nước đinh lăng để cải thiện.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Nhiều nghiên cứu khẳng định hoạt chất Ginsenosides có trong thân cây đinh lăng có khả năng giảm đường huyết, đồng thời tăng cường sản xuất Insulin ở tuyến tụy, cải thiện tình trạng kháng Insulin, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển.
  • Làm đẹp da: Không chỉ là vị thuốc, đinh lăng còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp giữ ẩm cho làn da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, đặc biệt là công dụng tẩy tế bào chết hiệu quả.
than-cay-dinh-lang-nau-nuoc-uong-duoc-khong-2.jpg
Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Lưu ý khi dùng cây đinh lăng nấu nước uống

Với những thông tin trên cho thấy thân cây đinh lăng nấu nước uống mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là loại cây có dược tính mạnh và đa dạng nên tuyệt đối không được quá lạm dụng hay tùy tiện, tránh tình trạng ngộ độc hoặc say thuốc. 

Do đó, quan trọng nhất là trước khi sử dụng dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thông báo chính xác tình trạng sức khỏe, tình hình bệnh lý và cơ địa bản thân, từ đó giúp bác sĩ có lời khuyên chính xác nhất.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi dùng cây đinh lăng nấu nước uống để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như tránh gặp những phản ứng xấu của cơ thể:

  • Tốt nhất bạn nên lựa chọn thân và rễ cây đinh lăng từ 3 năm tuổi trở lên, bởi lúc này cây được xem là đến độ trưởng thành và chứa các hoạt chất cần thiết.
  • Bạn không nên uống nước thân cây đinh lăng trước khi đi ngủ bởi các hoạt chất trong cây này sẽ tạo cảm giác hưng phấn, gây khó ngủ hoặc tỉnh ngủ.
  • Không nên dùng nước đinh lăng cho người đang có thai, nhất là khi gặp chứng rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai hoặc người đang bị xuất huyết.
than-cay-dinh-lang-nau-nuoc-uong-duoc-khong-3.jpg
Việc uống nước cây đinh lăng cần dựa trên tình trạng sức khỏe của từng người

Như vậy, với những thông tin có trong bài viết trên đây, bạn đã có lời giải đáp cho băn khoăn “thân cây đinh lăng nấu nước uống được không” cũng như những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân để xác định chính xác lượng dùng cho phù hợp, tránh những tác dụng ngược có thể xảy ra nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Dược liệu