Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Thay khớp gối bao lâu thì đi được - Bạn đã biết chưa?

Ngày 20/08/2023
Kích thước chữ

Thay khớp gối là một trong những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối vô cùng hiệu quả. Nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc rằng thay khớp gối bao lâu thì đi được.

Thay khớp gối là một kỹ thuật của y học hiện đại, nhằm thay thế phần khớp gối bị hư hỏng nặng. Phương pháp này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi ở người bệnh, cải thiện hiệu quả các biến chứng do thoái hóa khớp gối gây ra. Vậy thay khớp gối bao lâu thì đi được? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thay khớp gối nhân tạo là gì?

Phương pháp thay khớp gối nhân tạo được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện khi bệnh nhân đã trải qua thời gian thực hiện các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nội khoa không hiệu quả. Vì vậy, thay khớp gối là phương pháp tối ưu nhất giúp làm giảm cơn đau và ngăn chặn tình trạng hư hại của các khớp lan rộng ra.

Khớp gối nhân tạo được chia thành 3 loại chính là: Khớp gối nhân tạo không hạn chế, khớp hạn chế một phần và khớp hạn chế toàn phần. Trong đó, khớp gối không hạn chế thường được dùng với hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối hiện nay. Tuổi thọ của loại khớp gối này khá cao, có thể lên đến 15 năm.

Thay khớp gối bao lâu thì đi được - Bạn đã biết chưa? 1
Thay khớp gối là phương pháp phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối

Khi nào cần phẫu thuật thay khớp gối?

“Thay khớp gối bao lâu thì đi được?” là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân thoái hoá khớp. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào cũng cần phải thay khớp gối. Thông thường, các bác sĩ sẽ hạn chế tối đa việc phẫu thuật. Do đó, người bệnh buộc phải phẫu thuật khớp gối khi xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Các khớp xương xuất hiện cảm giác đau dữ dội và dai dẳng, cơn đau không dứt ngay cả khi đã sử dụng thuốc giảm đau.
  • Người bệnh bị cứng khớp gối thường xuyên khi ít hoạt động hoặc nghỉ ngơi.
  • Tần suất các cơn đau tăng lên khi thời tiết ẩm ướt.
  • Người bệnh mất khả năng vận động.

Để chẩn đoán chắc chắn về thời điểm và khả năng phẫu thuật, các bác sĩ cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác như: Bệnh nhân bị nhiễm trùng, không đủ xương hoặc xương không đủ khỏe,...

Thay khớp gối bao lâu thì đi được?

Để trả lời cho câu hỏi: “Thay khớp gối bao lâu thì đi được?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Người bệnh có thể đi lại và vận động bình thường sau 3 tháng làm phẫu thuật. Nếu người bệnh tích cực tập luyện và vật lý trị liệu khớp gối để phục hồi thì sau 12 tháng, khớp nhân tạo có thể kết nối hoàn hảo như khớp gối thật.

Với những người có thể trạng khỏe mạnh, thời gian vết thương lành lại sẽ nhanh hơn. Ngược lại, người già, người có thể trạng yếu, xương yếu thì thời gian đi lại được bình thường sẽ lâu hơn.

Thay khớp gối bao lâu thì đi được - Bạn đã biết chưa? 2
Thay khớp gối bao lâu thì đi được phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của người bệnh

Làm gì để thay khớp gối nhanh phục hồi?

Để nhanh chóng đi lại bình thường sau khi phẫu thuật khớp gối, người bệnh cần ghi nhớ những lưu ý sau trong quá trình phục hồi:

  • Khoảng 6 tuần sau khi mổ: Chườm đá xung quanh đầu gối 15 - 20 phút, tối thiểu 3 lần/ngày để làm giảm cơn đau và sưng khớp.
  • Luôn giữ vết thương khô ráo.
  • Bệnh nhân cần ngồi trên ghế và tắm vòi sen trong khi mổ 4 ngày.
  • Tránh mang vác nặng hoặc vận động mạnh sau khi phẫu thuật.
  • Chỉ luyện tập phục hồi chức năng 2 buổi/ngày khi đã có sự cho phép của bác sĩ.
  • Mang nạng nách, nẹp gối hoặc khung tập đi khi tập luyện.
  • Tránh ngồi xổm, quỳ gối và vặn người.
Thay khớp gối bao lâu thì đi được - Bạn đã biết chưa? 3
Ngay cả khi đã phục hồi hoàn toàn, người bệnh cũng không nên vận động quá sức

Chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật khớp gối

Vậy thay khớp gối bao lâu thì đi được? Thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Tốt nhất, bệnh nhân nên xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm:

  • Trái cây, rau xanh giúp ngăn ngừa táo bón do ít vận động.
  • Các loại quả mọng như: Nho, lựu, việt quất, mâm xôi, dâu tây,... chứa rất nhiều vitamin C, sẽ kích thích cơ thể sản sinh collagen giúp tái tạo các mô mềm.
  • Các chất béo có lợi có trong dầu ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch và hạnh nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trong đó, lượng vitamin E dồi dào trong hạnh nhân sẽ phòng ngừa sẹo hình thành.
  • Chất sắt và protein có trong gia cầm, hải sản, trứng,... có tác dụng bù đắp lại lượng máu đã mất đi. Đồng thời, bổ sung axit amin để đẩy nhanh quá trình sửa chữa các vết thương.
  • Ngũ cốc có lượng chất xơ lớn, lại giàu năng lượng nên người bệnh không lo bị tăng cân sau phẫu thuật.
  • Đậu phụ, các loại hạt, bông cải xanh và rau bina là những loại thực phẩm giàu canxi, là một chất quan trọng trong quá trình tái tạo lại xương khớp.
  • Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ, gia vị cay nóng, chất kích thích và đồ uống có cồn để hạn chế vết thương trở nên sưng, đau và khó lành hơn.
Thay khớp gối bao lâu thì đi được - Bạn đã biết chưa? 4
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng sau ca phẫu thuật khớp

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tự giải đáp được thắc mắc: “Thay khớp gối bao lâu thì đi được?”. Để đẩy nhanh quá trình tái tạo vết thương, bạn nên tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện hàng ngày nhé!

Xem thêm: 5 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin