Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Làm gì để nhanh khỏi?

Ngày 20/08/2023
Kích thước chữ

Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người bệnh bị tàn phế, mất khả năng đi lại. Vậy thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Nhờ vào sự phát triển của y học, bệnh nhân có thể chiến thắng được căn bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, liệu căn bệnh này có tái phát trở lại không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chữa bệnh thoái hóa khớp và những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh nhé!

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng vùng khớp gối bị tổn thương, bao gồm: Sụn, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng, gân và cơ quanh khớp. Trong đó, phần sụn là vị trí nhạy cảm nhất, dễ gặp chấn thương nhất trong quá trình vận động. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là bề mặt sụn khớp bị biến đổi và khớp bị biến đổi, xương dưới sụn bị xơ hóa, hẹp khe khớp và gai xương xuất hiện.

Vậy, các giai đoạn thoái hóa khớp gối là gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, thoái hóa khớp gối được chia thành 4 giai đoạn chính, dựa trên tình trạng chấn thương được chụp bằng công nghệ X-quang. Đó là:

  • Thoái hóa khớp gối độ 1: Khe khớp bình thường, xuất hiện một vài gai xương nhỏ.
  • Thoái hóa khớp gối độ 2: Khe khớp hẹp hơn, số lượng gai xương nhiều lên.
  • Thoái hóa khớp gối độ 3: Khe khớp hẹp rõ rệt, gai xương nhiều, đầu khớp xương bị biến dạng.
  • Thoái hóa khớp gối độ 4: Khe khớp hẹp tối đa, các gai xương có kích thước lớn, xương dưới sụn đặc và đầu khớp sụn bị biến dạng.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Làm gì để nhanh khỏi? 1
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến khi con người bước vào tuổi già 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Muốn biết thoái hóa khớp gối có chữa được không, các bác sĩ không chỉ căn cứ vào tình trạng bệnh thông qua chẩn đoán mà cần phải biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh thoái hóa khớp gối ngay từ khi còn rất trẻ. Cụ thể:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì bạn cũng có khả năng cao mắc phải căn bệnh này.
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, chức năng sản sinh và tái tạo sụn khớp càng thấp. Điều này khiến cho lớp sụn xung quanh gối bị mài mòn, đặc biệt là những người ở độ tuổi trên 60.
  • Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng rối loạn nội tiết tố không chỉ xảy ra ở phụ nữ mà còn xuất ở cả nam giới. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau như: Mãn kinhbệnh tiểu đường,... làm tăng tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Chấn thương hoặc vận động quá sức: Lao động nặng, tập luyện sai cách,... có thể khiến dây chằng, cơ, gân, xương,... bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến túi hoạt dịch xung quanh đầu gối.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dưỡng chất không đủ để cơ thể sản sinh dịch khớp. Trong khi đó, uống nhiều rượu bia còn có thể phá hủy nghiêm trọng lớp sụn khớp.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Làm gì để nhanh khỏi? 2
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp gối 

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi: “Thoái hóa khớp gối có chữa được không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Thoái hóa khớp bắt nguồn từ cơ chế lão hóa tự nhiên của cơ thể nên rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được chữa trị đúng cách, kịp thời, các triệu chứng thoái hóa khớp gối cũng thuyên giảm một cách đáng kể. Điều này mang lại rất nhiều hy vọng cho các bệnh nhân thoái hóa khớp gối được thoát khỏi các cơn đau nhức hàng ngày và trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị bệnh riêng như sau:

Điều trị không dùng thuốc

Với phương pháp này, bệnh nhân bị thừa cân, béo phì sẽ được khuyến khích nên giảm về số cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực lớn lên hai đầu gối. Đồng thời, tập luyện các bài tập chống thoái hóa khớp gối hàng ngày để duy trì khả năng cử động của các khớp. 

Nếu cảm thấy đau nhức, bệnh nhân có thể thực hiện biện pháp vật lý trị liệu khớp gối tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà.

Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Làm gì để nhanh khỏi? 3
Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Bệnh nhân có thể áp dụng vật lý trị liệu 

Điều trị bằng thuốc

Với những người mắc thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng, bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Vậy bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Một số loại thuốc chữa thoái hóa khớp gối phổ biến nhất hiện nay là:

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen (Tydol): Được áp dụng cho các trường hợp thoái hóa từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Sau một thời gian sử dụng thuốc Acetaminophen mà cơn đau vẫn không thuyên giảm, bạn có thể thay thế bằng thuốc Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin).
  • Thuốc bôi ngoài da: Gel Voltaren Emulgel được dùng để bôi 2 - 3 lần/ngày để cắt ngay cơn đau.
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm tiến triển bệnh.
  • Thuốc tiêm vào khớp: Corticosteroid, Acid Hyaluronic có tác dụng bôi trơn, giảm sưng đau và cứng khớp.
  • Đắp thuốc: Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, bạn có thể giã nhuyễn các loại dược liệu như: Lá ngải cứu, lá lốt, lá xương sông,... đắp lên đầu gối khoảng 30 phút mỗi ngày.

Phẫu thuật ngoại khoa

Với những người bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 4, khớp gối đã bị biến dạng nên khó có thể cải thiện về trạng thái ban đầu. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khớp gối như:

  • Điều trị nội soi khớp, bao gồm: Cắt lọc, bào, rửa khớp;
  • Khoan kích thích tạo xương;
  • Cấy ghép tế bào sụn;
  • Mổ thay khớp.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Làm gì để nhanh khỏi? 4
Mổ khớp gối chỉ được áp dụng khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thoái hóa khớp gối có chữa được không. Hãy chú ý những triệu chứng bất thường của cơ thể để thăm khám và điều trị kịp thời, bạn nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin