Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Thông khí phổi là gì? Khi nào cần thông khí phổi?

Ngày 27/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiểu rõ và kiểm soát tốt quá trình thông khí phổi là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh lý về hô hấp. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông khí phổi là gì và khi nào cần thông khí phổi qua bài viết dưới đây nhé!

Thông khí phổi là một quá trình rất quan trọng, giúp cơ thể đảm bảo lượng oxy cần thiết và loại bỏ carbon dioxide. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp vấn đề về thông khí phổi, cần được hỗ trợ để thông khí hiệu quả hơn.

Thông khí phổi là gì?

Thông khí phổi là một phương pháp điều trị quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Phương pháp này nhằm giải thoát và khắc phục tình trạng ứ đọng khí trong phổi, đồng thời tăng cường hoạt động hô hấp của lồng ngực.

Ở bệnh nhân COPD, tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí thường xảy ra do sự gia tăng đàm nhớt bám vào thành phế quản hoặc sự viêm nhiễm gây phù nề, hẹp lòng phế quản. Trong một số trường hợp, các phế nang cũng bị hư hỏng và mất tính co giãn. Hậu quả là không khí bị nhốt lại trong phổi, gây ra tình trạng lưu thông kém và thiếu oxy cung cấp cho cơ thể.

Thông khí phổi là gì và khi nào cần thông khí phổi? 1
Thông khí phổi giúp khắc phục tình trạng ứ đọng khí trong phổi

Thông khí phổi đóng vai trò then chốt trong việc giải thoát các trạng thái tắc nghẽn, giúp bệnh nhân COPD thở dễ dàng hơn và tăng cường hiệu quả hô hấp. Phương pháp này là một công cụ quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Khi nào cần thông khí phổi?

Việc thực hiện thông khí phổi thường được chỉ định khi người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Họ thường phải đối mặt với hội chứng tăng thông khí phổi kéo dài, có thể kéo dài từ 20 - 30 phút với các triệu chứng như:

  • Thở nhanh, thở sâu lần đầu tiên;
  • Tình trạng thông khí càng trở nên tệ hơn, ngay cả sau khi sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà;
  • Đau, sốt, chảy máu;
  • Cảm thấy lo lắng, hồi hộp, căng thẳng;
  • Thường xuyên thở dài hoặc ngáp;
  • Tim đập nhanh, nhịp tim tăng;
  • Vấn đề về cân bằng, nhận thức hoặc chóng mặt;
  • Tê hoặc ngứa ở bàn tay, bàn chân hoặc xung quanh miệng;
  • Ngực tức nghẹn, căng tức, nhạy cảm hoặc đau.

Trong trường hợp này, việc thực hiện thông khí phổi sẽ giúp ổn định tình trạng của người bệnh.

Hai kỹ thuật thông khí cơ bản

Có hai kỹ thuật thông khí cơ bản gồm thở chúm môi và thở cơ hoành.

Thở chúm môi

Thở chúm môi là một phương pháp thở hiệu quả để giảm khó thở. Khi thực hiện, người bệnh ngồi thoải mái, thả lỏng vai cổ, hít vào chậm qua mũi và thở ra bằng miệng chậm, với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Phương pháp này giúp đường thở không bị xẹp lại khi thở ra, từ đó khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn, giúp người bệnh giảm cảm giác khó thở.

Người bệnh nên luyện tập thở chúm môi nhiều lần, cố gắng làm thành thói quen và áp dụng khi gặp khó thở, như khi leo cầu thang, tắm rửa, tập thể dục. Phương pháp này giúp cải thiện chức năng hô hấp và tăng cường tập luyện thể chất.

Thông khí phổi là gì và khi nào cần thông khí phổi? 2
Thở chúm môi là một phương pháp thở hiệu quả để giảm khó thở

Thở cơ hoành

Đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tình trạng ứ khí tại phổi làm hạn chế hoạt động của cơ hoành - cơ hô hấp chính. Điều này khiến thông khí ở phổi kém và các cơ hô hấp phụ phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của hô hấp và tiết kiệm năng lượng cho bệnh nhân.

Kỹ thuật thở cơ hoành như sau:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai.
  • Đặt một bàn tay lên bụng, bàn tay còn lại lên ngực.
  • Hít vào chậm qua mũi, cảm nhận bụng phình lên, trong khi lồng ngực không di chuyển.
  • Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào, cảm nhận bụng lõm xuống.
  • Nên tập luyện thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi thành thói quen. Sau đó, tập ở các tư thế khác như đứng, đi bộ và làm việc nhà.

Áp dụng kỹ thuật thở cơ hoành một cách đúng đắn sẽ giúp bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính cải thiện đáng kể tình trạng hô hấp và tiết kiệm năng lượng khi thực hiện các hoạt động hằng ngày.

Một số phương pháp thông khí phổi khác

Ngoài việc thông khí phổi bằng các kỹ thuật cơ bản như thở chúm môi và thở cơ hoành, người bệnh còn có thể sử dụng các phương pháp khác tùy vào tình trạng bệnh của mình, bao gồm:

  • Điều chỉnh tâm lý và giảm căng thẳng: Nếu người bệnh gặp hội chứng tăng thông khí do quá lo lắng và căng thẳng, thì họ cần tập các kỹ thuật giảm stress và điều chỉnh tâm lý để thông khí phổi hiệu quả hơn.
  • Châm cứu: Phương pháp này có thể giúp thúc đẩy quá trình điều trị và giảm bớt các triệu chứng như lo lắng, thở nhanh, thở gấp, giúp lấy lại nhịp thở bình thường.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Các loại thuốc như Alprazolam, Doxepin, Paroxetine... dưới sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ cũng có thể hỗ trợ người bệnh giải quyết tình trạng thông khí phổi.
Thông khí phổi là gì và khi nào cần thông khí phổi? 3
Đôi lúc thuốc như Alprazolam có thể được bác sĩ kê đơn để giúp giảm căng thẳng

Nếu người bệnh gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp thông khí phổi. Việc nhận biết và quản lý các rối loạn thông khí phổi là vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin