Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng máu là một bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, nhất là đối với những bé có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ. Bên cạnh chế độ chăm sóc tích cực, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý bé bị nhiễm trùng máu nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị và giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Là bệnh lý phổ biến nhưng ba mẹ khó nhận biết sớm trẻ nhiễm trùng máu. Nguyên nhân là vì các triệu chứng bệnh cũng là những dấu hiệu thường gặp trong các bệnh lý sốt lành tính. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp hỗ trợ kịp thời nhiễm trùng máu sẽ diễn tiến nhanh và dễ biến chứng nặng hơn.
Trước khi giải đáp thắc mắc "bé bị nhiễm trùng máu nên ăn gì?", cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh lý này nhé. Nhiễm trùng máu ở trẻ em là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường máu của các bé. Do các cơ quan chưa thật sự hoàn thiện và hệ miễn dịch của trẻ còn quá kém nên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm dẫn đến nhiễm trùng máu.
Nhiễm trùng máu có thể gặp ở mọi trẻ em, đặc biệt là những bé sinh non, suy dinh dưỡng, có hệ miễn dịch suy giảm hoặc mang bệnh tim bẩm sinh… Ngoài ra, những trẻ có tổn thương ngoài da như: Mụn nhọt, viêm da, các ổ áp xe, viêm màng não mủ, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột… cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng máu ở trẻ em rất cao.
Các loại vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ có thể kể đến như: Streptococcus pneumoniae, E.coli, Klebsiella, Haemophilus influenzae, Pseudomonas… Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn gây bệnh mà cơ thể trẻ sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng phần lớn các bé thường có các biểu hiện sau: Sốt cao trên 38°C, thở nhanh, khò khè, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, ngủ li bì…
Bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không? Thời gian điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào tác nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị. Những trường hợp đáp ứng tốt thường mất khoảng 7 - 14 ngày điều trị và trẻ có thể trở về cuộc sống bình thường. Một số ít bé không đáp ứng tốt sẽ cần thực hiện xét nghiệm chuyên sâu nên thời gian điều trị cũng lâu hơn.
Bên cạnh thắc mắc "bé bị nhiễm trùng máu nên ăn gì?", thì vấn đề trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu có nguy hiểm không cũng được nhiều phụ huynh quan tâm. Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng máu và nguyên nhân bé bị nhiễm trùng máu cũng rất đa dạng. Đây là bệnh rất nguy hiểm, có thể gây nguy hại đến tính mạng của bé. Bệnh có tiên lượng khó lường, diễn biến nặng chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, khả năng gây tử vong rất cao. Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có tỷ lệ tử vong lên tới 20 - 50%.
Nhiễm trùng máu khiến cho hàng triệu trẻ em tử vong bởi các biến chứng nguy hiểm như:
Chế độ ăn cho trẻ bị nhiễm trùng máu không chỉ cần đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống lại nhiễm trùng. Vậy bé bị nhiễm trùng máu nên ăn gì? Dưới đây là gợi ý cho bạn:
Protein đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xấu như: Các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, trẻ bị nhiễm trùng máu cần được tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein như: Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, súp lơ, hạt óc chó…
Sắt là một khoáng chất cần thiết để tái tạo hồng cầu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Trẻ bị nhiễm trùng máu nên bổ sung các loại thực phẩm như: Gan động vật (gan ngỗng, gan lợn), hải sản có vỏ, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, đậu đen, rau bó xôi… Đây đều là những thực phẩm giàu sắt không chỉ giúp mang oxy đến các tế bào mà còn tăng cường lọc máu, tránh trường hợp xảy ra mất máu hoặc thiếu máu.
Trái cây và rau củ quả như: Táo, bơ, dâu tằm, bông cải xanh, khoai lang… là những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ rất tốt cho trẻ bị nhiễm trùng máu. Vitamin có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương. Còn chất xơ giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp bé ăn uống dễ dàng hơn, từ đó cơ thể có đủ năng lượng để chống lại bệnh tật.
Ngoài thuốc kháng sinh, thực phẩm có tính kháng khuẩn như: Tỏi, hành tây, quế, su hào… cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc ngăn ngừa và tiêu diệt các vi sinh vật gây hại. Do đó, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày cho bé bị nhiễm trùng máu.
Ngoài việc tìm hiểu "bé bị nhiễm trùng máu nên ăn gì?", các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi cho trẻ mắc bệnh ăn uống hàng ngày:
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc "bé bị nhiễm trùng máu nên ăn gì?" ba mẹ có thể lưu ý tham khảo. Để cơ thể đối phó với nhiễm trùng, trẻ bị nhiễm trùng máu cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đủ năng lượng. Tốt nhất hãy thảo luận với chuyên gia hoặc bác sĩ để đảm bảo bé có chế độ ăn uống phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe cụ thể của bé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.