Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Nhận biết và chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu đúng cách

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Đây là hậu quả của việc hệ miễn dịch trẻ suy yếu trước sự xâm nhập các loại vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách tình trạng bệnh của bé sẽ trở nặng, lâu khỏi và nguy hiểm tới tính mạng. Vậy nên chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu thế nào là đúng cách?

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, nhiễm trùng máu ở trẻ em có thể nhanh chóng đe dọa đến sự sống. Theo ước tính, trên thế giới mỗi năm có khoảng 20 triệu trẻ em ở dưới 5 tuổi mắc chứng nhiễm trùng máu và 3 triệu trẻ trong số đó tử vong.

Nhiễm trùng máu ở trẻ em là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu, cùng điểm qua một số thông tin về bệnh lý này nhé! Nhiễm trùng máu ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng cấp tính mức độ nặng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng máu do hệ thống miễn dịch - tuyến "phòng thủ" bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ sinh non, nhẹ cân.

Nhận biết và chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu đúng cách
Nhiễm trùng máu ở trẻ là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng cấp tính mức độ nặng

Nhiễm trùng máu ở trẻ em là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng của các bé. Điều này xảy ra khi đáp ứng của cơ thể trẻ đối với nhiễm trùng bị mất kiểm soát dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu

Các nguyên nhân khiến trẻ em bị nhiễm trùng máu bao gồm:

  • Do việc vệ sinh thân thể bé không sạch sẽ tạo nên cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể trẻ thông qua da, đường tiêu hoá... và đặc biệt là cuống rốn.
  • Cơ thể người mẹ nhiễm khuẩn độc hại từ môi trường khi mang thai.
  • Lúc mang thai mẹ bị mắc các bệnh như: Viêm đường tiết niệu, Rubella… Những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào máu trẻ thông qua nhau thai.
  • Các dụng cụ không được khử trùng triệt để trong lúc sinh đẻ.
  • Do vi khuẩn gram âm và liên cầu khuẩn nhóm B.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng máu

Phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng máu sẽ giúp ba mẹ có cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu an toàn, hiệu quả hơn. Dưới các triệu chứng bất thường cho thấy trẻ có thể bị nhiễm trùng máu, các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Hô hấp: Rối loạn nhịp thở, thở nhanh hơn 60 lần/phút kèm theo tình trạng co kéo, thở rên, ngừng thở hơn 15 giây.
  • Tim mạch: Nhịp tim nhanh trên 160 lần/phút, hạ huyết áp, lạnh đầu chi, thời gian hồng trở lại của da kéo dài hơn 3 giây.
  • Tiêu hóa: Trẻ bú kém, bỏ bú, chướng bụng, tiêu chảy, nôn ói, dịch dạ dày ứ hơn 2/3 số lượng sữa bơm cử trước.
  • Da và niêm mạc: Da tái, nổi vân tím, xuất huyết, phát ban.
  • Thần kinh: Tăng hoặc giảm trương lực cơ, giảm phản xạ, co giật, dễ bị kích thích, thóp phồng, hôn mê.
  • Huyết học: Tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều nơi, tử ban, gan lách to.
  • Thực trạng cơ thể: Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nhận biết và chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu đúng cách 1
Trẻ bị nhiễm trùng máu sẽ có biểu hiện tụ máu dưới da

Ngoài ra, trẻ bị nhiễm trùng máu còn có các dấu hiệu cơ bản dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như:

  • Sốt cao trên 38°C hoặc thân nhiệt hạ xuống mức dưới 35°C.
  • Buồn ngủ, ngủ li bì, chán ăn, quấy khóc nhiều.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao như mất máu.
  • Xuất hiện nhiều triệu chứng của bệnh viêm phổi, hen suyễn, suy hô hấp, ho, khò khè, khó thở.
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu khó, có thể tiểu ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu đúng cách

Dưới đây là gợi ý chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu hiệu quả, an toàn ba mẹ có thể tham khảo:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
  • Đối với trẻ lớn hãy cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây.
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, khoa học nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ với những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: Trái cây, rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa… Bố mẹ có thể tìm hiểu bé bị nhiễm trùng máu nên ăn gì.
  • Hàng ngày, tắm gội sạch sẽ, sát trùng rốn và những vị trí dễ bị nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
  • Rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với trẻ để tránh làm lây lan hoặc tái nhiễm bệnh cho trẻ. Với trẻ lớn, hãy hướng dẫn bé tự thực hành rửa tay để tránh lây nhiễm.
  • Vệ sinh môi trường sống, phòng ở của trẻ thường xuyên.
  • Tiệt trùng đúng cách các vật dụng cá nhân của bé.
  • Áp dụng các cách ngăn ngừa nhiễm trùng máu hiệu quả như: Cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch định kỳ, làm sạch bất kỳ vết cắt hoặc vết trầy xước, sơ cứu vết thương cho trẻ đúng cách.
  • Không bồng bế hay đưa trẻ đến những nơi có người đang nhiễm bệnh.
  • Nếu bé được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh, hãy cho trẻ uống đến khi hết hoặc đến khi bác sĩ yêu cầu bạn dừng lại. Việc uống đủ liều kháng sinh dù trẻ đã cảm thấy khỏe hơn sẽ đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong máu.
  • Luôn luôn tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ khi cho con bạn uống bất kỳ loại thuốc nào.
Nhận biết và chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu đúng cách 2
Nếu bị nhiễm trùng máu cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu, việc theo dõi những dấu hiệu bệnh rất quan trọng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Khó thở;
  • Trẻ lừ đừ;
  • Ngủ nhiều hoặc khó thức tỉnh;
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Co giật;
  • Trẻ quấy khóc liên tục;
  • Không thể nuốt hoặc nôn ói tất cả mọi thứ;
  • Trẻ không cúi đầu xuống được vì đau, đây là dấu hiệu cổ cứng trong viêm màng não.
  • Sốt không giảm trong vòng 24 giờ sau khi dùng kháng sinh hoặc sốt cao hơn.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt trên 38°C. Sốt cao ở lứa tuổi này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Trẻ ở mọi lứa tuổi bị sốt liên tục trên 40°C.
Nhận biết và chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu đúng cách 3
Cần chú ý theo dõi tình hình trẻ và cho đi khám ngay nếu chuyển biến xấu

Những thông tin cũng như cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu trên đây mong rằng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng bé yêu nhà mình. Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng máu, nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định cách điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em thích hợp, tránh rơi vào tình huống không tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin