Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủ thuật Maze là một phương pháp can thiệp ngoại khoa giúp điều trị bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh rung nhĩ. Vậy đối tượng nào phù hợp chỉ định biện pháp điều trị này? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Thủ thuật Maze là kỹ thuật can thiệp ngoại khoa nhanh với tính chất xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp tương đối phức tạp, không phù hợp với mọi bệnh nhân cũng như yêu cầu đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm. Đồng thời, thủ thuật Maze có nguy cơ gây ra một số biến chứng như rối loạn nhịp tim, chấn thương.
Thủ thuật Maze là một phương pháp ngoại khoa đặc biệt được ứng dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh tim mạch, đặc biệt là rung nhĩ. Thủ thuật này tạo ra những mô sẹo trên buồng tim, giống như một mê cung, nhằm kiểm soát và ngăn chặn những xung điện đi lạc gây ra rung tâm nhĩ.
Maze sử dụng các kỹ thuật như dùng nhiệt độ (năng lượng tần số vô tuyến) hoặc cắt lạnh (cryoablation) để tạo nên những mô sẹo phức tạp trên buồng tim.
Một cách tiếp cận khác là sử dụng dao mổ để thực hiện những vết mổ nhằm tạo ra các đường cắt chính xác hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể phức tạp hơn cũng như mất nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng năng lượng để tạo mô sẹo.
Mục tiêu chính của thủ thuật Maze là tạo ra các mô sẹo để cản trở xung điện đi lạc, từ đó kiểm soát, điều trị rung tâm nhĩ. Việc mô sẹo không mang điện năng giúp ngăn chặn sự truyền dẫn của xung điện bị rối loạn.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thủ thuật Maze không phải là lựa chọn phù hợp cho mọi trường hợp, đồng thời yêu cầu sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ với từng bệnh nhân. Biện pháp này thường được xem xét khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc không phù hợp.
Tuy nhiên, với sự phát triển của y học và công nghệ, thủ thuật Maze đã đem lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân mắc các vấn đề về rung tâm nhĩ.
Thủ thuật Maze là một quy trình ngoại khoa được thiết kế để điều chỉnh rung nhĩ, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh liên quan đến nhịp tim. Phương pháp này trở thành lựa chọn hiệu quả đặc biệt khi áp dụng cho một số đối tượng bệnh nhân, cụ thể:
Thủ thuật Maze đã chứng minh sự hiệu quả cao trong việc điều trị tình trạng rung nhĩ, giúp đưa nhịp tim trở về bình thường là nhịp xoang. Một trong những điểm đáng chú ý là tỉ lệ thành công của thủ thuật Maze, theo nghiên cứu có thể đạt từ 70 – 95%.
Sự hiệu quả này là kết quả của việc tạo ra mê cung các mô sẹo trên buồng trên của tim, giả lập các đường dẫn của xung điện đi lạc và kiểm soát nhịp tim. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 35% người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để hỗ trợ kiểm soát nhịp tim không đều, nhất là trong trường hợp rung nhĩ tái phát.
Nếu có sự tái phát rung tâm nhĩ, người bệnh cần ống thông đốt khác hoặc lựa chọn các phương pháp chữa trị khác kết hợp dùng thuốc duy trì.
Mặt khác, thời gian nghỉ và hồi phục của bệnh nhân sau khi thực hiện phương pháp Maze kéo dài 5 đến 7 ngày tại bệnh viện. Trong đó có ít nhất 1 – 2 ngày tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) giúp bệnh nhân đảm bảo sự chăm sóc chuyên sâu và theo dõi tình trạng sau phẫu thuật.
Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định các loại thuốc lợi tiểu để kiểm soát tình trạng tích tụ dịch. Trong khoảng 6 tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân thường được kê Aspirin để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.
Mặc dù thời gian hồi phục có thể mất khoảng 2 tháng nhưng người bệnh thường trở lại làm việc ổn định sau khoảng 3 tháng. Đau vùng ngực hay mệt mỏi là những biểu hiện có thể gặp trong quá trình hồi phục, thường giảm dần theo thời gian.
Hầu hết bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 tháng sau thủ thuật, mang lại sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống. Công dụng của thủ thuật Maze không chỉ là việc điều trị rung nhĩ mà còn đem lại sự cải thiện toàn diện về sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị rung nhĩ, khôi phục nhịp tim về bình thường nhưng thủ thuật Maze cũng không tránh khỏi những rủi ro về biến chứng. Tuy tỉ lệ biến chứng không cao nhưng vẫn cần lưu ý đến một số nguy cơ sức khỏe.
Tỉ lệ tử vong ít hơn 1% cho thủ thuật Maze đơn thuần nhưng có thể tăng lên nếu thủ thuật này được kết hợp với các phẫu thuật khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lợi ích của việc đưa nhịp tim trở về nhịp xoang thường quan trọng hơn nguy cơ có thể phát sinh từ thủ thuật.
Các biến chứng sau thủ thuật Maze bao gồm giữ nước trong cơ thể, rối loạn nhịp tim trong vài tuần đầu sau phẫu thuật. Mặc dù đây là những vấn đề phổ biến, thường giảm dần theo thời gian khi tim cùng cơ thể bắt đầu hồi phục nhưng điều này gây lo lắng cho bệnh nhân trong thời gian hậu phẫu.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần sử dụng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn sau thủ thuật Maze. Điều này thường do chấn thương trong quá trình phẫu thuật hoặc do rung tâm nhĩ có vấn đề với ổ phát nhịp tự nhiên của tim.
Một đánh giá của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ xuất hiện biến chứng còn phụ thuộc vào nguồn năng lượng sử dụng trong thủ thuật kết hợp với kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật cũng như quá trình chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng cùng kinh nghiệm của đội ngũ y tế thực hiện thủ thuật Maze để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về thủ thuật Maze. Mong bạn đọc đã có kiến thức bổ ích về phương pháp điều trị này cũng như kết quả bệnh nhân sau phẫu thuật cùng biến chứng có thể gặp phải.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.