Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một số thực phẩm có thể cản trở quá trình hấp thụ các khoáng chất cần thiết cho xương, làm giảm mật độ xương, kích thích phản ứng viêm… Chúng có thể gây loãng, viêm xương và các vấn đề về xương khác. Vậy đâu là thức ăn không tốt cho xương mà chúng ta cần tránh.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, sự ổn định và sức khỏe của xương. Bên cạnh các thực phẩm có lợi cho xương thì cũng còn các loại thức ăn không tốt cho xương mà chúng ta cần tránh. Nếu chưa biết đây là các loại thức ăn gì, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây bạn nhé!
Thức ăn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính và phổ biến nhất cho cơ thể con người. Trong số các vitamin và khoáng chất thiết yếu đó có cả các thành phần cần thiết cho sự phát triển, ổn định và sức mạnh của xương khớp. Đặc biệt nhất là các thành phần có lợi cho xương như canxi, vitamin D, vitamin K...
Thức ăn cực quan trọng với xương bởi nó cung cấp các thành phần dưỡng chất quan trọng giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, thức ăn cũng giúp giảm phản ứng viêm và nguy cơ tổn thương xương thường gặp. Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý. Từ đó, xương khớp không phải chịu áp lực lớn từ cơ thể, đảm bảo luôn chắc khỏe và duy trì chức năng.
Nếu chọn đúng thực phẩm, bạn còn có thể cải thiện và giảm đáng kể các triệu chứng bệnh xương khớp nhờ thực phẩm. Chỉ cần dinh dưỡng khoa học, bổ sung dưỡng chất cho xương đầy đủ, các bệnh lý như còi xương, loãng xương, thoái hóa khớp… sẽ không có nhiều cơ hội phát triển.
Với những lý do trên, việc lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày trở nên vô cùng quan trọng. Dưới đây là những thức ăn không tốt cho xương mà chúng ta cần hết sức tránh:
Ăn quá nhiều muối có thể làm mất canxi trong xương. Vì vậy, những người có thói quen ăn mặn thường có nguy cơ loãng xương cao hơn bình thường. Ngoài việc giảm lượng muối, mắm, gia vị khi nấu ăn, bạn cũng cần hạn chế tối đa việc
sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt cá hộp, đồ hun khói…), gia vị chấm, dưa muối chua. Theo khuyến nghị, mỗi ngày một người trưởng thành không nên dùng quá 2300mg muối. Bạn nên tập thói quen đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để kiểm soát được lượng muối tiêu thụ hàng ngày.
Dầu hydro hóa cũng là thức ăn không tốt cho xương mà chúng ta cần hạn chế sử dụng tối đa. Quá trình hydro hóa dầu là quá trình biến dầu thực vật ở dạng lỏng thành dầu dạng rắn. Mục đích của việc sử dụng dầu hydro hóa là tăng độ xốp cho bánh, tăng độ bóng bẩy của sản phẩm. Tuy nhiên, quá trình hydro hóa sẽ phá hủy vitamin K trong các loại dầu. Đây lại là loại vitamin thiết yếu giúp duy trì xương chắc khỏe.
Đây là những loại đồ uống khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chúng không tốt cho cả xương khớp lẫn sức khỏe tổng thể. Uống rượu, nước ngọt có gas, uống quá nhiều trà hay quá nhiều cà phê có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi từ máu vào xương, làm thất thoát canxi được hấp thụ từ thực phẩm. Những đồ uống không lành mạnh này cũng cản trở quá trình tái tạo xương, làm xương suy yếu, tăng nguy cơ gãy xương.
Đồ ăn vặt nhiều đường thường là bánh kẹo ngọt, trái cây sấy khô, các loại hạt tẩm ướp chế biến sẵn, nước ngọt, nước trái cây đóng lon… Việc tiêu thụ nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, giảm nồng độ photpho (khoáng chất quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi) trong cơ thể. Những người hảo ngọt muốn tốt cho xương khớp cần lưu ý điều này.
Một số thực phẩm có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể như nấm, hạt tiêu, cà chua, cà tím… Những thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể nên chúng ta không loại bỏ khỏi thực đơn hoàn toàn mà chỉ nên ăn với lượng vừa phải để tránh viêm và dẫn đến các bệnh về xương.
Các loài họ đậu cũng là thức ăn không tốt cho xương khi ăn quá nhiều. Đậu Hà Lan, đậu Pinto, đậu hải quân là những loài có chứa nhiều phytates. Chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ canxi của cơ thể. Để giảm nồng độ phytate trong các loại đậu, bạn nên ngâm đậu trong nước trước khi nấu chúng trong vài giờ.
Ăn nhiều thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ mất canxi. Đây là lý do những bệnh nhân bị loãng xương hoặc giảm mật độ xương được khuyên nên hạn chế ăn thịt đỏ. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng cắt giảm thịt đỏ trong khẩu phần ăn có tác động tốt đến sức khỏe xương khớp.
Bên cạnh việc nên tránh các thức ăn không tốt cho xương, chúng ta nên tăng cường tiêu thụ những thực phẩm tốt cho xương. Cụ thể là:
Như vậy, thức ăn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Những thức ăn không tốt cho xương cần tránh đến đây có lẽ bạn đã rõ. Ăn gì tốt cho xương bạn cũng đã biết. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm đau xương khớp kiêng ăn gì và thực phẩm chức năng nào giúp tăng cường sức mạnh xương khớp. Chỉ cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, nguy cơ mắc các vấn đề về xương sẽ giảm đi đáng kể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.