Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Một số thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi thường được bác sĩ kê đơn

Ngày 15/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dị ứng thời tiết có nhiều biểu hiện và một trong số những triệu chứng phổ biến nhất là hắt hơi sổ mũi. Để tình trạng này không ngày càng nghiêm trọng dẫn đến cảm giác khó chịu, bạn nên sớm dùng các loại thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi thường được bác sĩ kê đơn dưới đây!

Ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt,... là những biểu hiện phổ biến của tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết. Đây là căn bệnh mà nhiều người thường gặp phải, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bị viêm mũi dị ứng.

Thế nào là tình trạng dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi?

Khi thời tiết thay đổi, các dị nguyên của nấm mốc phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào cơ thể sẽ sẽ gây nên tình trạng dị ứng thời tiết. Nếu các dị nguyên này xâm nhập qua niêm mạc mũi sẽ khiến bạn mắc viêm mũi dị ứng với các biểu hiện như: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,...

Nếu không sử dụng thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi kịp thời, người bệnh sẽ gặp một số vấn đề như khó thở, tắc mũi, mệt mỏi, mất tập trung. Đặc biệt với người bị mắc hen suyễn sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn tới những bệnh lý khác như polyp mũi, viêm tai giữaviêm xoang,...

Một số thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi

Hầu hết các trường hợp, việc điều trị hắt hơi nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,...

Khi bị viêm mũi dị ứng thời tiết nhẹ, người bệnh thường có thể tự điều trị bằng các thuốc không kê đơn với sự tư vấn của dược sĩ. Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần đi thăm khám trực tiếp để được chỉ định điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi thường được chỉ định gồm:

Thuốc kháng histamin

Người mắc dị ứng thời tiết có thể sử dụng các thuốc kháng histamin như: Loratadin, Cetirizin, Fexofenadine, Levocetirizine,... Người dùng được khuyến cáo sử dụng 1 lần/ngày. Thuốc Loratadin có thể áp dụng với trẻ em từ 2 tuổi trở lên và thuốc Cetirizin được chỉ định cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Cùng với đó, người bệnh nên sử dụng dung dịch muối để làm sạch mũi hàng ngày.

thuoc-di-ung-thoi-tiet-hat-hoi-so-mui-1.jpg
 Sử dụng thuốc kháng histamin để không bị dị ứng thời tiết, hắt hơi sổ mũi

Thuốc Azelastine là thuốc kháng histamin dạng xịt và chỉ được bán khi có đơn thuốc của bác sĩ. Người bệnh được khuyên nên sử dụng thuốc 2 - 3 tuần trước khi mùa bệnh bắt đầu. Thuốc này có thể điều trị thay thế cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên và người cao tuổi. Lưu ý khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đặt đầu ở tư thế thẳng để tránh thuốc chảy xuống họng gây khó chịu. Tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ nên người bệnh nên tránh uống rượu trong khi sử dụng thuốc.

Một số dòng thuốc kháng histamin thế hệ cũ có tác dụng kháng Cholinergic với biểu hiện như nhìn mờ, bí tiểu, khô miệng, táo bón,... Sử dụng thuốc quá liệu có thể gây kích thích đến thần kinh trung ương. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em. Cuối cùng, thuốc kháng histamin chống chỉ định cho người bệnh glaucoma, người bệnh gan và người bị phì đại tuyến tiền liệt.

Sử dụng thuốc làm thông mũi

Các thuốc có tác dụng làm thông mũi hoạt động với cơ chế làm giảm sung huyết, giảm triệu chứng nghẹt mũi sổ mũi. Chúng có chứa các hoạt chất như Ephedrine, Phenylephrine, Oxymetazoline, Pseudoephedrine và Xylometazoline,...

Tác dụng của những hoạt chất này là làm co các mạch máu bị giãn ở niêm mạc mũi, giúp làm thông mũi nhanh chóng, hiệu quả. Đối với thuốc có tác dụng tại chỗ thì không nên sử dụng quá 7 ngày. Dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây nên hiện tượng viêm mũi khác.

Xịt mũi chống viêm steroid

Một số thuốc xịt mũi được chỉ định để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết là: Beclomethasone, Budesonide, Fluticasone,... Dòng thuốc xịt mũi steroid áp dụng cho cả trường hợp viêm mũi dị ứng từ trung bình đến nặng, có xuất hiện các triệu chứng dai dẳng, kéo dài như tắc nghẽn mũi hoặc polyp mũi. So với thuốc kháng histamin, loại thuốc này có thể mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng nhưng lại có công hiệu kéo dài hơn.

thuoc-di-ung-thoi-tiet-hat-hoi-so-mui-2.jpg
Sử dụng xịt mũi chống viêm steroid

Người bệnh cần sử dụng thuốc xịt mũi steroid trong suốt thời gian mắc bệnh để kết quả điều trị đạt tốt nhất. Tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc là hiện tượng khô, kích ứng mũi họng, chảy máu cam nhưng chúng rất hiếm xảy ra. Thuốc xịt mũi Clomethason và Beclomethasone có thể sử dụng cho người trên 18 tuổi trong tối đa 3 tháng và không dành cho người bệnh Glaucoma và phụ nữ có thai. 

Sử dụng thuốc kháng sinh

Người bệnh chỉ dùng thuốc kháng sinh khi bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm gây ra bởi vi khuẩn và được bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc khác sinh được chỉ định là Cephalosporin, Sulfamide,... Các loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp người bệnh tái phát viêm mũi dị ứng nhiều lần hoặc vi khuẩn có dấu hiệu kháng thuốc.

Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng thời tiết tái phát

Thuốc là một trong những phương pháp chữa trị tức thời nhưng không nên áp dụng thường xuyên. Để tránh tình trạng kháng thuốc về sau, người bệnh cần chủ động phòng bệnh dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi.

  • Đảm bảo đồ dùng cá nhân không bị ẩm mốc, luôn khô ráo, không bám bụi bằng cách thường xuyên làm sạch đồ chơi, chăn gối, rèm cửa,...
  • Không nên để vật nuôi di chuyển vào phòng ngủ và nên vệ sinh chúng tối thiểu 2 lần/tuần.
  • Người dễ bị dị ứng thời tiết nên tắm gội, thay quần áo sau khi từ bên ngoài về.
  • Sử dụng máy lọc không khí, đảm bảo không gian nhà khô ráo, thoáng đãng, không để cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở (đặc biệt là phòng tắm, phòng vệ sinh).
  • Sử dụng máy hút ẩm trong những ngày độ ẩm tăng cao.
  • Không phơi quần áo, chăn màn ngoài trời trong thời điểm có nhiều phấn hoa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, bổ sung thêm vitamin.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ và xây dựng thói quen vận động hàng ngày, tăng cường sức đề kháng. 
  • Thường xuyên súc họng, xịt mũi, đặc biệt trong thời điểm giao mùa.
thuoc-di-ung-thoi-tiet-hat-hoi-so-mui-3.jpg
Sử dụng máy lọc không khí để hạn chế bị dị ứng

Trên đây là một số loại thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi thường được bác sĩ chỉ định khuyên dùng để có thể được kiểm soát tình trạng bệnh. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế được tối đa những tác dụng không mong muốn trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc trị viêm mũi dị ứng nào, đặc biệt là các đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú,...

Xem thêm: Cách bấm huyệt chữa hắt hơi sổ mũi hiệu quả

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm