Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Ngày 20/08/2024
Kích thước chữ

Người mắc bệnh tiểu đường luôn phải kiêng khem nhiều món ăn và đồ uống. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc rằng “tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?”, bởi món ăn này có thành phần chủ yếu là tinh bột. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích để giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên nhé!

Bánh cuốn là một trong những món ăn dân gian của Việt Nam và được mọi đối tượng ưa chuộng. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của bánh cuốn là tinh bột nên có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với những người đang mắc phải bệnh lý nền. Vậy tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những gì khi ăn bánh cuốn?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?

Bánh cuốn là một món ăn dân dã và rất quen thuộc đối với hầu hết người dân Việt Nam. Nhiều người lựa chọn ăn bánh cuốn trong các bữa ăn chính bởi hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn món bánh cuốn, bởi thành phần chính của thực phẩm này là tinh bột. Vậy người bị bệnh tiểu đường có được ăn bánh cuốn không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bánh cuốn, tuy nhiên, người bệnh nên ăn với lượng vừa đủ và đúng cách. Nếu muốn ăn bánh cuốn, người bệnh nên thêm món ăn này vào chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường để hạn chế nguy cơ đường huyết tăng cao.

Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không được ăn bánh cuốn thường xuyên, không tiêu thụ quá nhiều cùng lúc. Bởi bánh cuốn được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, do đó thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm:

  • Tinh bột;
  • Chất đạm;
  • Đường;
  • Vitamin;
  • Khoáng chất;
  • Cholesterol.

Trong bảng dinh dưỡng về chỉ số đường huyết, bánh cuốn được xếp vào nhóm cao do có chỉ số GI lên tới 85. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều bánh cuốn trong một lần, bởi điều này sẽ làm tăng lượng đường huyết. Nếu muốn ăn, người bị tiểu đường không nên ăn quá 220 - 250g bánh cuốn trong mỗi lần ăn.

Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường 1
Người bệnh bị tiểu đường ăn bánh cuốn được không?

Cách ăn bánh cuốn an toàn dành cho người bị tiểu đường

Bên cạnh giải đáp thắc mắc “người bị tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?”, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bệnh nhân bị đái tháo đường cách ăn bánh cuốn an toàn, cụ thể như sau:

Kiểm soát khẩu phần ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù bánh cuốn có chỉ số GL trung bình nhưng người bệnh bị tiểu đường cũng cần chú ý đến lượng bánh cuốn tiêu thụ trong bữa ăn. Nếu người bệnh ăn nhiều bánh cuốn một lúc (>220 - 250g/lần) có thể làm tăng lượng đường huyết, từ đó làm tăng nguy cơ khởi phát nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Lựa chọn nguyên liệu

Nhiều người bệnh ưu tiên làm bánh cuốn ngay tại nhà, tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn nguyên liệu làm bánh phù hợp:

  • Phần vỏ: Người bệnh nên ưu sử dụng các nguyên liệu lành mạnh, có chỉ số GL và GI thấp hơn so với bột gạo tẻ, chẳng hạn như bột khoai lang tím hoặc bột gạo lứt. Điều này giúp làm giảm chỉ số GL và GI của bánh cuốn, từ đó hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết sau bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường.
  • Phần nhân: Khi làm nhân bánh, người bệnh nên nêm với ít muối và đường, bởi việc nêm nhiều đường có thể làm tăng glucose máu hoặc cho nhiều muối có thể tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp. Đồng thời, bạn có thể cân nhắc việc cho thêm củ sắn hoặc củ cải băm nhuyễn vào phần nhân nhằm tăng cường chất xơ, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate từ lớp vỏ bánh. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên sử dụng phần thịt nạc lợn thay vì thịt mỡ để làm nhân bánh, bởi mỡ lợn rất giàu chất béo bão hoà có thể làm tăng nguy cơ gây tắc mạch máu và dẫn đến bệnh lý tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Chú ý đến đồ ăn kèm

Người bệnh nên ưu tiên ăn bánh cuốn cùng với đồ ăn kèm giàu chất xơ như giá đỗ, rau xanh thái nhỏ, cà rốt hoặc củ cải bào nhỏ. Điều này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu, nhờ đó giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu.

Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường 2
Người bệnh tiểu đường có thể ăn bánh cuốn kèm theo thực phẩm giàu chất xơ

Theo dõi phản ứng của cơ thể

Mỗi một người sẽ có những phản ứng khác nhau đối với các loại thực phẩm. Do đó, điều quan trọng là bệnh nhân bị tiểu đường cần theo dõi sát sao về cách phản ứng của cơ thể sau khi ăn bánh cuốn. Một biện pháp hữu ích nhất là bạn hãy sử dụng máy đo mức đường huyết tại nhà để kiểm tra sự biến động của chỉ số đường máu sau khi ăn bánh cuốn.

Hạn chế ăn tinh bột sau khi ăn bánh cuốn

Sau khi tiêu thụ bánh cuốn, người bị tiểu đường không nên ăn thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc tinh bột khác. Bởi điều này có thể làm lượng đường huyết trong máu tăng cao.

Biện pháp giúp hạ đường cho bệnh nhân tiểu đường sau khi ăn bánh cuốn

Chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề "người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?". Tuy nhiên, sau khi ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào, nhất là những thực phẩm giàu chất tinh bột như bánh cuốn, lượng đường huyết sẽ tăng cao một cách đột ngột sau khi ăn khoảng 1 giờ.

Để giảm lượng đường máu nhanh chóng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau, cụ thể nào:

  • Uống nhiều nước ngay sau ăn: Sau khi ăn bánh cuốn, người bệnh nên uống một ly nước để làm loãng lượng đường trong máu, từ đó giúp hạ lượng đường trong máu.
  • Sử dụng Insulin: Nếu người bệnh đang điều trị bệnh đái tháo đường bằng phương pháp tiêm insulin, người bệnh có thể tăng thêm từ 1 - 2 đơn vị insulin trong lần tiên tiếp theo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tăng liều dùng insulin.
Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường 3
Người mắc bệnh tiểu đường hãy uống nhiều nước ngay sau ăn bánh cuốn để hạ đường máu

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý đến một số nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng và bảo vệ sức khoẻ, cụ thể như sau:

  • Kiểm soát hàm lượng carbohydrate: Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung carbohydrate cho cơ thể từ rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt thay vì carbohydrate có trong bánh ngọt, đường và đồ uống có chứa đường.
  • Tăng cường chất xơ: Chất xơ trong thực phẩm có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường nên bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây và các loại hạt dinh dưỡng trong chế độ ăn.
  • Lựa chọn protein nạc: Protein có tác dụng xây dựng, phát triển và sửa chữa cơ bắp. Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn các loại protein có trong cá, thịt nạc, thịt gia cầm và đậu phụ.
  • Hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hoà có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch và biến chứng của bệnh đái tháo đường. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo bão hoà như thịt đỏ, sữa, các chế phẩm từ sữa, nguyên liệu làm kem, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…
  • Uống đủ nước: Việc uống đủ nước hàng ngày sẽ hỗ trợ cơ thể hoạt động bình thường và đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể. Do vậy, người bị tiểu đường nên uống đủ ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường 4
Bệnh nhân tiểu đường nên tránh tiêu thụ bánh ngọt hay đồ uống có đường

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “người bị tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?” và cách ăn bánh cuốn an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh bị tiểu đường vẫn có thể ăn bánh cuốn nhưng không được ăn thường xuyên và ăn với lượng vừa phải trong mỗi lần ăn. Đồng thời, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp giúp ổn định đường huyết sau khi ăn bánh cuốn như uống nước, sử dụng insulin…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin