Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Giải đáp thắc mắc: Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không?

Ngày 27/08/2024
Kích thước chữ

Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình Việt trong những ngày Tết cổ truyền. Vậy người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi này.

Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không vẫn luôn là chủ đề được không ít độc giả quan tâm. Để làm sáng tỏ chủ đề này, trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của bánh chưng bạn nhé.

Thành phần dinh dưỡng của bánh chưng

Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người Việt. Bánh được đặc trưng bởi độ dẻo và vị ngọt của gạo nếp, bùi béo của đậu xanh kết hợp với thịt mỡ được tẩm ướp nhiều loại gia vị. Vậy trong bánh chưng có chứa các thành phần dinh dưỡng nào?

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam thành phần dinh dưỡng có 100g bánh chưng bao gồm:

  • Năng lượng: 181kcal.
  • Chất đạm: 4,3g.
  • Chất béo: 4,2g.
  • Chất bột đường: 31,6g.
  • Chất xơ: 0,6g.
  • Sắt: 0,94g.
  • Kẽm: 1,4g.
  • Canxi: 26g.
  • Ngoài ra, bánh chưng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nữa.
Giải đáp thắc mắc: Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? 1
Trong bánh chưng có chứa những thành phần dinh dưỡng nào

Tiểu đường có ăn được bánh chưng không?

Với thành phần dinh dưỡng nêu trên, có thể thấy rằng, bánh chưng là một trong những món ăn không những ngon mà còn rất bổ dưỡng. Vậy tiểu đường có ăn được bánh chưng không?

Như các bạn cũng đã biết, bánh chưng được làm chủ yếu từ gạo nếp với thành phần dinh dưỡng chính là tinh bột hay chất bột đường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, gạo nếp có chỉ số đường huyết cao đến 85, nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức cao. Đây là nhóm thực phẩm có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với người bệnh tiểu đường.

Chưa kể, để có được một chiếc bánh chưng thơm ngon, bạn cần phải luộc chín kỹ. Khi bánh chưng được luộc trong một thời gian dài, tinh bột có trong bánh chưng được nấu chín sẽ khiến tốc độ hấp thụ và chuyển hóa thành đường đi vào máu càng nhanh.

Giải đáp thắc mắc: Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? 2
Tiểu đường có ăn được bánh chưng không?

Bạn cần hiểu, ăn nhiều bánh chưng sẽ khiến đường huyết của người bệnh tiểu đường tăng nhanh và nếu trong một thời gian dài đường huyết vẫn duy trì ở mức cao thì người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng sức khoẻ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Với tất cả những lý do kể trên, có thể thấy rằng, bánh chưng là món ăn mà người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế. Hạn chế ở đây không có nghĩa là bạn phải kiêng hoàn toàn mà bạn vẫn có thể ăn bánh chưng nhưng với một lượng vừa phải. Đối với những đối tượng mắc bệnh tiểu đường kèm theo các vấn đề như thừa cân, béo phì, cao huyết áp, biến chứng tim mạch, cần chú ý đến việc ăn bánh chưng, ăn càng ít càng tốt.

Người bệnh tiểu đường ăn nhiều bánh chưng có sao không?

Người bệnh tiểu đường ăn nhiều bánh chưng có sao không? Như đã trình bày phía trên, người bệnh tiểu đường ăn nhiều bánh chưng sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao và điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Thực tế cho thấy, chỉ số đường huyết tăng cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm:

  • Nhiễm toan ceton: Nhiễm toan ceton là biến chứng người bệnh tiểu đường tuýp 1 dễ gặp phải khi khi chỉ số đường huyết tăng cao. Khi ăn quá nhiều bánh chưng, lượng đường huyết của bạn sẽ tăng lên, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để chuyển hóa thành năng lượng. Quá trình đốt cháy chất béo này sẽ sinh ra ceton. Một lượng lớn ceton tích tụ trong máu sẽ làm cho cơ thể bị nhiễm độc, gây ra các triệu chứng như bồn chồn, khó chịu, thở có mùi giấm hoặc có mùi giống với mùi hoa quả bị lên men…
  • Mất nước: Chỉ số đường huyết tăng cao khiến cho nước thẩm thẩm nhiều vào lòng mạch và dịch của cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Hậu quả là cơ thể bị mất dịch nghiêm trọng, có thể dẫn đến hôn mê, gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
  • Tổn thương mạch máu và hệ thống thần kinh với một loạt các biến chứng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy giảm thị lực, thậm chí là mù loà, suy thận…
  • Ngoài ra, chỉ số đường huyết tăng cao còn khiến gây ra các rối loạn tại các cơ quan trong cơ thể chẳng hạn như rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục…

Có thể thấy rằng, việc người bệnh ăn quá nhiều bánh chưng sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao và nếu không được kiểm soát thì người bệnh có nguy cơ gặp phải rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Chính vì thế, khi ăn bánh chưng, người bệnh tiểu đường cần hết sức chú ý về lượng ăn sao cho phù hợp.

Giải đáp thắc mắc: Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? 3
Ăn nhiều bánh chưng làm tăng chỉ số đường huyết gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Lượng bánh trưng người tiểu đường nên ăn là bao nhiêu?

Tiểu đường có ăn được bánh chưng không? Câu trả lời là có bạn nhé. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bánh chưng song cần ăn đúng cách để chỉ số đường huyết không bị tăng vọt sau khi ăn.

Các chuyên gia cho biết người bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn. Khi người bệnh đái tháo đường nạp carbohydrate vào cơ thể sẽ tạo ra đường sớm hơn so với chất béo và đạm. Carbohydrate được chia làm 2 loại đó là carbohydrate hấp thu nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Nhóm bánh chưng, cơm hay bánh tét thuộc nhóm carbohydrate hấp thu chậm chứa chất xơ và tinh bột glycogen.

Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng ¼ chiếc bánh chưng tương đương với 1 chén cơm trắng, nếu đã ăn bánh chưng, người bệnh cần cắt giảm lượng cơm tương ứng.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên ăn thêm rau trước bữa ăn. Việc ăn rau trước bữa ăn sẽ giúp cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể, giúp làm chậm quá trình hấp thu tinh bột trong bánh chưng từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết.

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa còn khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để theo dõi chỉ số đường huyết của cơ thể, nhất là trước và sau khi ăn bánh chưng để có thể điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho hợp lý.

Giải đáp thắc mắc: Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? 4
Người bị tiểu đường chỉ nên ăn ¼ chiếc bánh chưng và cắt giảm lượng tinh bột tương ứng

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề tiểu đường có ăn được bánh chưng không mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được một số lưu ý khi ăn bánh chưng dành cho người bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin