Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không và những lưu ý cần biết là gì?

Ngày 24/08/2023
Kích thước chữ

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không? Đây là thắc mắc được nhiều thai phụ bởi tiểu đường đưa ra khi tìm hiểu về sức khỏe thai kỳ.

Sữa đậu nành là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề trên thông qua những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành là gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua về thành phần dinh dưỡng có trong loại sữa này nhé!

Sữa đậu nành luôn được xem là một loại thức uống dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể hơn, trong 100g sữa đậu nành có chứa các thành phần và hàm lượng như sau:

  • Năng lượng: 54Kcal;
  • Chất đạm: 3,27g;
  • Carbohydrate: 6,28g;
  • Chất béo: 1,75g;
  • Nước: 88,05g;
  • Canxi: 25mg;
  • Magie: 25mg;
  • Đồng: 0,128mg;
  • Kali: 118mg;
  • Selen: 4,8g;
  • Mangan: 0,223g;
  • Kẽm: 0,12g;
  • Phospho: 52mg;
  • Natri: 51mg;
  • Choline: 23,6mg;
  • Nhiều loại vitamin: Vitamin A, B1, B6, E…

Như vậy, trong sữa đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt và cần thiết cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không?

Tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không và những lưu ý cần biết là gì? 1
Sữa đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết tăng cao ở một số phụ nữ trong quá trình mang thai. Bệnh lý này thường phát triển ở tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như tăng huyết áp, sảy thai, nhiễm khuẩn, mắc bệnh đái tháo đường… Bên cạnh đó, bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng cho thai nhi như tăng cân quá mức, sinh non, dị tật bẩm sinh, khó thở nghiêm trọng…

Khi bị tiểu đường thai kỳ, bên cạnh việc dùng thuốc, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và tập luyện, mẹ bầu cũng cần tuân thủ chế độ ăn có lợi cho người bị tiểu đường. Vậy thai phụ bị tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không? Câu trả lời là có thể nhé!

Trong sữa đậu nành rất giàu chất isoflavones có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và bệnh tiểu đường. Hơn nữa, việc uống sữa đậu nành còn hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol, glucose trong máu và cải thiện khả năng dung nạp đường ở những thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, hàm lượng calo có trong sữa đậu nành khá thấp, khi mẹ bầu sử dụng sẽ không làm tăng đường huyết một cách đột ngột. Đồng thời, loại thực phẩm này cũng chứa hàm lượng chất xơ cần thiết giúp cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu hoạt động tốt hơn, việc hấp thụ các dưỡng chất được dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hàm lượng isoflavones và protein có trong sữa đậu nành còn hỗ trợ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bà bầu. Chính vì thế, nếu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành với lượng thích hợp nhé!

Tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không và những lưu ý cần biết là gì? 2
Mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không?

Lợi ích mà sữa đậu nành mang lại người mắc bệnh tiểu đường

Chắc hẳn bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không. Vậy những lợi ích mà sữa đậu nành mang lại cho người mắc bệnh tiểu đường là gì? Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được một số công dụng tiêu biểu của sữa đậu nành đối với người mắc phải bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:

  • Giảm lượng đường trong máu: Trong sữa đậu nành có chứa chất cellulose với khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, hoạt chất isoflavones có trong loại sữa này cũng có tác dụng cản trở sự hấp thụ đường vào máu, nhờ đó chỉ số đường huyết luôn được giữ ở mức ổn định.
  • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch: Loại protein có trong sữa đậu nành có khả năng làm giảm các nguy cơ biến chứng về tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Cụ thể, bạn có thể giảm được khoảng 3% lượng cholesterol LDL trong máu nếu tiêu thụ khoảng 20g protein trong sữa đậu nành mỗi ngày. Tuy nhiên, để bổ sung được 50g protein thì cần uống đến 8 cốc sữa đậu nành mỗi ngày. Lượng sữa này cao hơn nhiều so với khuyến nghị sử dụng sữa đậu nành mỗi ngày dành cho mẹ bầu.
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu: Trong sữa đậu rất giàu dưỡng chất như canxi, protein, kháng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể. Do đó, sữa đậu nành là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp nâng cao sức đề kháng cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Giảm mỡ máu: Sữa đậu nành có khả năng phân giải lượng mỡ thừa trong máu nhờ vào các vị chất có trong loại thực phẩm này. Nhờ đó, giúp người mắc bệnh tiểu đường giảm được lượng mỡ thừa trong máu. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ có trong sữa đậu nành cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa mỡ máu và giảm nguy cơ mỡ máu tăng cao.
  • Không gây dị ứng: Khi uống sữa có chứa lactose, người bệnh tiểu đường có thể bị dị ứng và tăng đường huyết. Trong khi đó, sữa đậu nành không chứa đường lactose nên mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng loại sữa này như một chất thay thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Ngăn ngừa cao huyết áp: Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là cao huyết áp. Trong khi đó, sữa đậu nành rất giàu khoáng chất như magie, kali, natri… có tác dụng giảm lượng đường trong máu và phòng tránh chứng xơ vữa động mạch. Nhờ đó, giúp ổn định huyết áp ở thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không và những lưu ý cần biết là gì? 3
Sữa đậu nành có tác dụng ổn định huyết áp cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

Những lưu ý mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần biết khi uống sữa đậu nành

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không và câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một vài điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi khi sử dụng sữa đậu nành, bao gồm:

  • Mẹ bầu nên tham khảo hàm lượng carbohydrate có trong sữa đậu nành có phù hợp hay không khi sử dụng sản phẩm này. Bởi, carbohydrate là một chất có khả năng làm tăng lượng đường trong máu ở người bệnh đái tháo đường.
  • Mẹ bầu nên đun sôi hoặc hâm nóng sữa đậu nành trước khi sử dụng nhằm hạn chế tình trạng đau bụng hoặc buồn nôn do men saponin và trypsin gây ra.
  • Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành trước các bữa ăn nhằm thúc đẩy quá trình hấp thu các dưỡng chất có trong sữa.
  • Không nên sử dụng sữa đậu nành kết hợp với trứng. Bởi trong lòng trắng trứng rất giàu protein và khi gặp sữa đậu nành sẽ phản ứng tạo ra kết tủa, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ của đường ruột.
  • Không sử dụng sữa đậu nành để uống thuốc, bởi sự kết hợp này có thể phá hủy các dưỡng chất trong sữa và làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành không đường để tránh ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không và những lưu ý cần biết là gì? 4
Không nên uống sữa nành cùng với thuốc để tránh làm giảm dưỡng chất có trong sữa

Tóm lại, sữa đậu nành là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng loại sữa này với liều lượng được khuyến nghị. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không và biết thêm về những lợi ích mà loại sữa này mang lại.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin