Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chống lại nhiễm trùng hoặc các tác nhân gây bệnh. Hiểu rõ về các giai đoạn của sốt giúp chúng ta theo dõi và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với các tác nhân gây bệnh. Sốt cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Mặc dù sốt có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhưng cũng có khi sốt cao kéo dài gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Hiểu rõ về các giai đoạn của sốt giúp chúng ta nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Việc tìm hiểu về các giai đoạn của sốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho việc chăm sóc sức khỏe. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tìm hiểu về các giai đoạn sốt giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch và cách cơ thể chống lại bệnh tật.
Đối với nhiều người, sốt là một triệu chứng đáng lo ngại. Hiểu rõ về các giai đoạn sốt giúp chúng ta giảm bớt lo lắng và hoang mang, từ đó bình tĩnh hơn trong việc chăm sóc bản thân hoặc người bệnh.
Một số giai đoạn sốt có thể đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm như co giật, mất nước. Hiểu rõ về các giai đoạn sốt giúp chúng ta nhận biết sớm những dấu hiệu này và có biện pháp can thiệp kịp thời, phòng ngừa biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Mỗi giai đoạn sốt đòi hỏi những biện pháp chăm sóc khác nhau. Việc nắm vững kiến thức về các giai đoạn sốt giúp chúng ta áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.
Sốt diễn biến qua nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:
Giai đoạn này đánh dấu sự khởi đầu của cơn sốt. Cơ thể người bệnh có thể cảm thấy lạnh, run rẩy dù nhiệt độ môi trường không thay đổi. Da người bệnh nổi da gà, xanh xao, môi tím tái. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau nhức cơ, mệt mỏi. Lý do dẫn đến ớn lạnh là trung tâm điều nhiệt ở não bộ tăng điểm đặt nhiệt độ cơ thể lên cao hơn bình thường (thường là 37 độ C). Để đạt được nhiệt độ mới này, cơ thể co mạch máu ngoại biên, giảm mất nhiệt và tăng sinh nhiệt thông qua cơ chế run rẩy.
Trong các giai đoạn của sốt, đây là giai đoạn cần được theo dõi thường xuyên. Nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng lên trên 38 độ C, da của họ nóng, đỏ bừng. Nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ.
Cơ chế dẫn đến hiện tượng tăng nhiệt là cơ thể bệnh nhân đã đạt đến điểm đặt nhiệt độ mới. Tuy nhiên, các cơ chế sinh nhiệt và giảm mất nhiệt vẫn tiếp tục hoạt động để duy trì nhiệt độ này.
Khi tác nhân gây bệnh được kiểm soát, trung tâm điều nhiệt ở não bộ sẽ hạ điểm đặt nhiệt độ về mức bình thường. Cơ thể người bệnh lúc này bắt đầu đổ mồ hôi để giảm nhiệt. Da bệnh nhân ẩm ướt, họ có thể cảm thấy nóng hoặc lạnh. Nhiệt độ cơ thể dần trở về bình thường. Ở giai đoạn này, cơ thể giãn mạch máu ngoại biên, tăng tiết mồ hôi và tăng thải nhiệt qua hô hấp.
Trong giai đoạn hồi phục, nhiệt độ cơ thể sẽ trở về bình thường, các triệu chứng khác dần biến mất. Tuy nhiên, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi hoàn toàn.
Diễn biến của sốt không chỉ đơn thuần là sự lên xuống của nhiệt độ cơ thể mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp. Có thể kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của sốt như:
Khi hiểu về các giai đoạn của sốt, chúng ta sẽ biết cách hạ sốt và chăm sóc cơ thể một cách an toàn, khoa học.
Trong giai đoạn này, người bệnh cần giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm, đắp chăn để giúp cơ thể đạt đến điểm đặt nhiệt độ mới nhanh hơn, giảm thời gian ớn lạnh. Uống nước ấm hoặc súp ấm cũng giúp làm ấm cơ thể từ bên trong. Người bệnh không nên dùng thuốc hạ sốt trong giai đoạn này bởi nó có thể làm kéo dài thời gian ớn lạnh và gây khó chịu cho người bệnh.
Khi thân nhiệt tăng cao, người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, có chất liệu thấm hút mồ hôi để giúp cơ thể tỏa nhiệt. Chườm ấm vùng trán, nách, bẹn cũng là cách hiệu quả để giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc Oresol để tránh mất nước khi thân nhiệt tăng cao cũng là việc nên làm. Nếu nhiệt độ cơ thể trên 38.5 độ C, người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Trong giai đoạn đổ mồ hôi, người bệnh cần lau mồ hôi thường xuyên để cơ thể tỏa nhiệt dễ dàng và tránh nhiễm lạnh. Quần áo bị ướt do ra mồ hôi nhiều cần được thay ngay để tránh bị nhiễm lạnh. Người bệnh cũng cần uống bổ sung nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.
Trong giai đoạn này, người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Ăn uống đủ chất giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Việc theo dõi nhiệt độ thường xuyên là cần thiết để đảm bảo nhiệt độ cơ thể đã trở về bình thường và không có dấu hiệu tăng trở lại.
Hiểu rõ về các giai đoạn của sốt không chỉ giúp chúng ta nhận biết và áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng do sốt cao, kéo dài và giúp người bệnh nhanh phục hồi.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.