Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, ung thư tuyến giáp chiếm tới 90% trên tổng số ca mắc bệnh ung thư tại Việt Nam. Đây chính là lý do vì sao người bệnh nên quan tâm hơn tới xét nghiệm u tuyến giáp.
Theo các bác sĩ, người bệnh bị ung thư tuyến giáp thường mang tâm lý chủ quan nên chỉ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối. Vì vậy, việc xét nghiệm u tuyến giáp càng sớm thì người bệnh càng giảm được tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Vậy xét nghiệm u tuyến giáp có quan trọng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở trước cổ, có kích thước nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Nó sản sinh ra các hormone tuyến giáp T4 (thyroxine) và T3 (triiodothyronine), góp phần điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Tuy nhiên, tuyến giáp rất dễ bị viêm nhiễm. Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 30% người trong độ tuổi từ 18 - 65 mắc bệnh u tuyến giáp. Theo đó, bệnh tuyến giáp thường được chia thành 2 loại:
Các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng người bệnh cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ được nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, những người từ 18 - 65 tuổi cũng nên thực hiện xét nghiệm u tuyến giáp sớm khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như:
Việc thực hiện xét nghiệm u tuyến giáp kịp thời không chỉ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian chữa trị, mà còn nâng cao được hiệu quả điều trị bệnh. Bằng cách này, các bác sĩ sẽ dễ dàng đề ra các phác đồ điều trị phù hợp mà không mang lại nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe người bệnh.
Sau khi được chẩn đoán sơ bộ, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm u tuyến giáp để phân tích chi tiết hơn về nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của khối u. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm các loại xét nghiệm u tuyến giáp sau:
Siêu âm tuyến giáp phù hợp với những người nghi ngờ mắc bệnh u tuyến giáp, viêm tuyến giáp hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp. Với phương pháp này, sóng siêu âm cao tần sẽ tạo ra hình ảnh tuyến giáp và các cấu trúc lân cận. Từ đó, giúp bác sĩ nhìn nhận được kích thước, hình dạng, vị trí và cấu trúc của khối u.
Xét nghiệm máu sẽ cho bạn biết liệu tuyến giáp có đang hoạt động quá mức hay không. Các xét nghiệm như T3, T4, FT3, FT4, TSH và các kháng thể kháng tuyến giáp như: TSH, Anti TPO, Anti TG thường được dùng để đánh giá tình trạng của tuyến giáp, dựa vào chỉ số TSH.
Xạ hình tuyến giáp là phương pháp sử dụng i-ốt phóng xạ để phát hiện được những bất thường trong cấu trúc tuyến giáp và tính chất của các khối nhân tuyến giáp. Lúc này, bệnh nhân sẽ đưa vào cơ thể một lượng nhỏ i-ốt phóng xạ (I131). Loại chất này sẽ nhanh chóng được các tế bào tuyến giáp hấp thụ. Sau đó, phản ánh lại hình ảnh để các bác sĩ dễ dàng theo dõi.
Phương pháp này cũng khá giống với xạ hình tuyến giáp, đó là người bệnh cần sử dụng i-ốt để xác định tình trạng bệnh. Nếu tuyến giáp hấp thụ nhiều i-ốt, đồng nghĩa với việc tập trung nhiều i-ốt thì bệnh nhân có thể đã mắc bệnh cường giáp. Ngược lại, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc suy giáp khi lượng hormone tuyến được sản xuất ra không đủ, khiến cho lượng i-ốt tập trung ở tuyến giáp ở mức thấp hoặc rất thấp.
Trong trường hợp xét nghiệm u tuyến giáp bằng các phương pháp trên cho thấy hình ảnh bất thường, hoặc kích thước khối u lớn hơn 1cm, người bệnh sẽ được yêu cầu chọc hút tế bào tuyến giáp.
Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim nhỏ chọc vào tuyến giáp để lấy dịch và một số tế bào trong nhân. Tiếp theo, quan sát chúng dưới kính hiển vi để xác thực xem liệu chúng là khối u lành tính hay ác tính.
Để quá trình xét nghiệm u tuyến giáp diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác nhất, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các quy tắc sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm u tuyến giáp. Hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bệnh u tuyến giáp kịp thời, bạn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.