Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Việc triển khai biện pháp cứu chữa trong tình huống khẩn cấp như cấp cứu shock phản vệ đòi hỏi sự nhanh nhạy và quyết đoán, bởi vì mỗi giây trôi qua có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn đọc về nguyên tắc và quy trình từng bước xử lý cấp cứu shock phản vệ. Mời bạn đọc theo dõi!
Shock phản vệ là một trạng thái phản ứng cấp tính, đặc biệt nghiêm trọng đòi hỏi sự can thiệp và cứu chữa ngay lập tức, bởi nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những trường hợp này có thể yêu cầu hỗ trợ hô hấp, tiêm truyền Glucagon, Adrenalin và có thể cần nhập viện vào khoa hồi sức cấp cứu. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên tắc và quy trình từng bước xử lý cấp cứu shock phản vệ.
Dị ứng là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc lần đầu tiên với một chất dị nguyên. Shock phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra sau vài giây đến vài phút tiếp xúc với dị nguyên. Điều này phụ thuộc vào sự nhạy cảm của cơ thể đối với các chất dị ứng.
Shock phản vệ có thể gây ra những tác động tiêu cực trên nhiều phần của cơ thể như hệ thống miễn dịch, da, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, sưng môi, chảy nước mắt, tiêu chảy và nôn mửa.
Ngoài ra, shock phản vệ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như:
Khi gặp phải shock phản vệ, việc đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn các biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Thời gian vàng để cứu sống nạn nhân shock phản vệ chỉ trong khoảng 30 phút.
Đáng chú ý, sau khi xử lý cấp cứu shock phản vệ và điều trị kịp thời, có thể tái phát sau 8 - 72 giờ. Do đó, việc theo dõi bệnh nhân với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và kinh nghiệm chuyên gia là cần thiết.
Nguyên lý cấp cứu shock phản vệ là ưu tiên sự nhanh nhẹn, chính xác và linh hoạt. Thực hiện các biện pháp cứu chữa ngay tại hiện trường để duy trì sự ổn định của hệ thống tuần hoàn, hô hấp và các chức năng cơ bản khác trước khi vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Việc xác định nhanh chóng chất dị ứng gây ra shock phản vệ là cực kỳ quan trọng, để loại bỏ nguy cơ tiếp xúc tiếp theo và triển khai các biện pháp điều trị như dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống, bôi hoặc dùng dung dịch truyền.
Các bước xử lý khẩn cấp trong trường hợp shock phản vệ có thể phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn sơ cấp cứu và giai đoạn khi đến bệnh viện.
Ở giai đoạn này, người thực hiện cấp cứu shock phản vệ cần thực hiện những điều sau:
Khi nạn nhân đến phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ tiêm epinephrine qua đường tĩnh mạch hoặc bắp đùi bên ngoài để giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng.
Bác sĩ cũng có thể tiêm glucocorticoid và thuốc kháng histamin qua đường tĩnh mạch để giảm viêm trong đường thở và cải thiện khả năng hô hấp của nạn nhân.
Thuốc chủ vận beta như albuterol cũng có thể được sử dụng trong cấp cứu shock phản vệ để giúp nạn nhân dễ thở hơn hoặc cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể.
Sau khi sơ cứu shock phản vệ, người bệnh cần tuân thủ một số biện pháp phòng tránh tái phản vệ:
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ những kiến thức quan trọng về quy trình cấp cứu shock phản vệ giúp cộng đồng nắm vững phương pháp để ứng phó khẩn cấp khi gặp trường hợp không may xảy ra. Hy vọng thông tin này sẽ giúp mọi người tự tin và hiểu biết hơn trong tình huống khẩn cấp, từ đó cùng nhau bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...