Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
ADH là một hormon có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu hay còn được gọi là hormon chống bài niệu. Khi hormon này được tiết ra với lượng không thích hợp có thể ảnh hưởng đến cân bằng nước và chất khoáng, gọi là hội chứng tiết ADH không thích hợp.
Hội chứng tiết ADH không thích hợp có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng nước và chất khoáng trong cơ thể. Đây là nguyên nhân phổ biến gây hạ natri máu và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng phù não, hôn mê sâu thậm chí tử vong. Vậy hội chứng tiết ADH không thích hợp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng này ra sao?
ADH hay còn được gọi là Arginine Vasopressin là một hormon chống lợi tiểu được nhóm tế bào vùng đồi dưới não tiết ra. ADH có vai trò quan trọng trong việc cân bằng huyết áp, lượng máu và lượng nước trong tế bào bằng cách kiểm soát nồng độ chất thải hay lượng nước thải ra trong nước tiểu và sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể.
ADH cũng ảnh hưởng tới chức năng của thận và mạch máu. Dưới tác động của ADH, mạch máu co lại khiến huyết áp tăng, nước thẩm thấu đến các tế bào nhiều hơn. Dưới tác động của ADH, thận sẽ tích trữ và thẩm thấu nhiều nước hơn. Từ đó giúp giảm lượng nước được bài viết ra ngoài cơ thể và nồng độ nước tiểu trở nên đặc hơn.
Hội chứng tiết ADH không thích hợp là tình trạng rối loạn của cơ thể trong quá trình các tế bào vùng đồi dưới não tiết ra hormon ADH. Hội chứng này làm lượng ADH được tiết ra quá nhiều, làm ảnh hưởng đến việc cân bằng nước và chất khoáng, nhất là natri trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hạ natri máu, thiếu natri máu do tăng tiết ADH.
Các chuyên gia phân chia nguyên nhân gây hội chứng tiết Arginine Vasopressin không thích hợp thành 4 nhóm:
Một số nguyên nhân xuất phát từ hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến hội chứng tiết Arginine Vasopressin không thích hợp như:
Một số nhóm thuốc có thể là nguyên nhân gây khởi phát hội chứng tiết Arginine Vasopressin không thích hợp như: Thuốc chống động kinh Tegretol, thuốc hướng thần gây nghiện Opiat, Nicotin, thuốc điều trị đái tháo nhạt Desmopressin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc điều trị u tăng tiết Prolactin Bromocriptine, thuốc ức chế miễn dịch Vincristin, Vinblastin, Cyclophosphamide, thuốc Oxytocin hay thuốc Haloperidol,...
Một số bệnh ung thư cũng làm tăng tiết ADH như: Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư não, ung thư tụy, u tuyến ức, Adenoma tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô tá tràng,…
Ngoài các nguyên nhân trên đây, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến hội chứng tiết Arginine Vasopressin không thích hợp như: Viêm phổi, xơ nang phổi, giãn phế quản, lao phổi, bệnh phổi do nấm Aspergillus, HIV, một số rối loạn tâm thần, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, nồng độ natri trong máu quá thấp, bị bệnh tự miễn,…
Ở người mắc hội chứng tiết ADH không thích hợp, triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào nồng độ natri máu ở thời điểm hiện tại của bệnh nhân. Cụ thể là:
Phương pháp điều trị hội chứng tiết ADH không phù hợp chủ yếu là kiểm soát và điều trị bệnh lý nền, loại bỏ nguyên nhân gây tăng tiết ADH. Dưới đây là những việc bệnh nhân nên làm và bác sĩ có thể sẽ chỉ định, tùy từng trường hợp và tính huống cụ thể:
Người bệnh có cần xử lý cấp cứu hay không phụ thuộc vào triệu chứng hiện tại và mức độ hạ natri máu. Cụ thể:
Hội chứng tiết hormon kháng bài niệu không thích hợp có liên quan trực tiếp đến lượng nước và natri trong cơ thể con người. Vì vậy, nếu mất cân bằng nước hoặc natri hoặc cả hai, nguy cơ mắc hội chứng này sẽ tăng lên. Căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ biết cách giảm nguy cơ mắc bệnh.
Với bệnh nhân, họ nên kiểm soát hội chứng tiết ADH không thích hợp bằng cách: Hạn chế lượng nước uống vào cơ thể mỗi ngày, tìm ra giải pháp điều trị tận gốc bằng cách truy tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh. Thường xuyên đo lượng natri trong máu cũng là việc cần thiết để họ tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Điều quan trọng nhất, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Hội chứng thượng thận nam hóa: Nhận biết thế nào? Cách chữa trị ra sao?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.