Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tìm hiểu về tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ

Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 còn là bệnh lý khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng này để hiểu rõ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là gì? Có nguy hiểm không?

Cột sống cổ gồm có 7 đốt và được đánh số từ C1 đến C7. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là một trong những dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay, xảy ra ở các đốt sống cổ gần vai gáy. Bệnh thường xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu chất, sinh hoạt kém lành mạnh, hoặc vận động sai tư thế.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là gì?

Đốt sống cổ là khu vực có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần đầu và phụ trách vận động của đầu nên chịu áp lực lớn. Do đó, các đĩa đệm ở cổ rất dễ bị tổn thương và thoát vị vì hoạt động quá mức. Trong đó, đốt sống cổ C5 C6 là đốt sống dễ bị ảnh hưởng nhất.

Tìm hiểu về tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6 là tình trạng các đốt này bị lệch khỏi vị trí ban đầu

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là bệnh lý trượt đĩa đệm xảy ra do sự trồi lệch bao xơ nằm giữa đĩa đệm làm cho lượng nhân nhầy thoát ra bên ngoài. Lúc này, đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 sẽ lệch khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên tủy sống. Bệnh lý này không giới hạn giới tính, tuổi tác nhưng thường gặp ở lứa tuổi trung niên hơn so với giới trẻ trong độ tuổi 20 - 30 tuổi.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6

  • Tuổi tác: Theo thời gian, đĩa đệm dễ bị thoát vị hơn do hao mòn, lượng nhân nhầy trong đĩa đệm cũng giảm dần. Tình trạng này khiến đĩa đệm kém linh hoạt hơn và có nguy cơ bị rách hoặc thoát vị rất cao khi người bệnh di chuyển hay vặn cổ.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị thoát vị đĩa đệm cổ, thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc bệnh.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Lười vận động, hút thuốc lá và dinh dưỡng không đủ đều là những thói quen xấu góp phần khiến sức khỏe của đĩa đệm suy yếu.
  • Chấn thương hoặc tai nạn: Những tác động mạnh vào cột sống này khiến các chất nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn ép lên tủy sống hoặc rễ thần kinh xung quanh.
  • Tư thế sai: Tư thế sai cùng những vận động không chính xác có thể gây áp lực lớn lên cột sống cổ gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6.
Tìm hiểu về tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 1
Chấn thương có thể là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6

Dấu hiệu lâm sàng

  • Đau nhức cổ diện rộng, sau đó lan đến vùng bả vai, cánh tay hay lan lên sau đầu, hốc mắt.
  • Tê bì chân tay.
  • Cổ và cánh tay bị hạn chế tầm vận động, không thể giơ tay lên cao hoặc đưa tay ra sau lưng hay, gặp khó khăn trong việc quay cổ hay cúi ngửa.
  • Gặp khó khăn và có cảm giác căng cứng bắp chân khi đi bộ.
  • Yếu cơ xảy ra khi khối đĩa đệm chèn ép lên tủy sống khiến người bệnh đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo.
  • Dấu hiệu khác như: Đau một bên lồng ngực, tiểu khó, táo bón, khó thở.

Cận lâm sàng

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 khi chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy:

  • Đĩa đệm nằm sai vị trí (chèn ra trước, ra sau hay vào thân đốt sống).
  • Khối nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí thông thường.
  • Tủy sống hay rễ dây thần kinh bị chèn ép.
Tìm hiểu về tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 2
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể gây ra đau một bên lồng ngực

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là một bệnh lý tương đối nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người bệnh như: Biến chứng tim mạch, huyết áp…

Mức độ nguy hiểm của bệnh càng tăng lên khi bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý nền như: Rối loạn đông máu, bệnh tim, bệnh thận… Người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

  • Ảnh hưởng đến các chi: Khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra chèn ép lên rễ thần kinh sẽ gây ra tình trạng tê tay. Các chi không được cung cấp đủ máu và dinh dưỡng nên chức năng cũng suy yếu dần.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: Chèn ép dây thần kinh khiến hệ thần kinh thực vật bị rối loạn khiến người bệnh bị rối loạn tiền đình, tuần hoàn máu lên não kém và hay mất thăng bằng.
  • Teo chi: Bệnh nhân thường bị rối loạn cảm giác ở hai tay, một hoặc hai tay có thể bị teo dần.
  • Tàn phế: Là biến chứng nặng nề nhất mà bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 gây ra. Người bệnh có thể bị liệt hai cánh tay, thậm chí cả thân trên và tàn phế suốt đời.
Tìm hiểu về tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 3
Không nên chủ quan với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 cần thăm khám ngay

Nếu được phát hiện sớm, bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 có thể được kiểm soát bằng nhiều biện pháp như: Thay đổi chế độ sinh hoạt, dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu và các bài tập thoát vị đĩa đệm cổ… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như Cốt Thoái Vương. Đây là sản phẩm chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cột sống và đĩa đệm như: Dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương vitamin và glycine…

Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn và cho thấy khả năng giúp cải thiện đau lưng và tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà không có tác dụng phụ. Sản phẩm đáp ứng cả mục tiêu trước mắt - lâu dài trong phòng ngừa và cải thiện tình trạng thoát vị cột sống cổ nên được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.

Bất kỳ chứng thoát vị đĩa đệm nào cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm lý, khả năng vận động của người bệnh và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 cũng vậy. Điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm tỷ lệ thành công càng cao. Do đó khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo bất thường, hãy chủ động thăm khám sớm và tiếp nhận phác đồ điều trị để phòng ngừa các biến chứng, rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép tủy và những thông tin cần biết

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin