Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều loại trà tốt cho sức khỏe như trà thảo dược, trà hoa, trà ngũ cốc. Nhưng thời gian gần đây, có một loại trà khiến phái đẹp xôn xao về những lợi ích dành cho sức khỏe. Đó chính là trà hoa ngũ cốc.
Trà hoa ngũ cốc - tên gọi đã giúp chúng ta hình dung được đây là sự kết hợp giữa hai loại trà được phái đẹp yêu thích gồm trà hoa và trà ngũ cốc. Không chỉ có hương vị thơm ngon, loại trà này còn mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Cùng Long Châu khám phá ngay công dụng của trà hoa kết hợp ngũ cốc bạn nhé!
Trà hoa ngũ cốc là loại trà tốt cho sức khỏe được tạo thành từ việc phối trộn các loại hoa và ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Đây là một loại trà thảo mộc tổng hợp được những lợi ích tuyệt vời của cả trà hoa và trà ngũ cốc. Không chỉ là một thức uống thơm ngon, trà hoa và ngũ cốc còn mang đến nhiều lợi ích cho vóc dáng, làn da, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Để làm loại trà này, chúng ta có thể kết hợp các nguyên liệu gồm:
Các nguyên liệu này cần được lựa chọn kỹ càng, kết hợp khéo léo để đảm bảo có hương vị hài hòa và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất.
Đây là một loại trà thơm ngon, dễ uống, tốt cho sức khỏe mà nhiều người đang sử dụng. Có thể kể đến một số công dụng nổi bật của trà hoa kết hợp ngũ cốc như:
Tùy từng thành phần nguyên liệu được sử dụng, trà hoa và ngũ cốc sẽ mang đến những lợi ích khác nhau cho người dùng.
Có nhiều công thức khác nhau để làm trà hoa ngũ cốc. Dưới đây là những công thức phổ biến nhất với những nguyên liệu dễ kiếm tìm nên ai cũng có thể thực hiện:
Để làm trà hoa và ngũ cốc theo công thức này, bạn cần chuẩn bị:
Các nguyên liệu này bạn mang sấy khô rồi trộn đều vào nhau sau đó lưu trữ trong hũ thủy tinh để dùng dần. Sau khi rang sấy nguyên liệu, bạn nên để nguội trước khi bảo quản để tránh bị hấp hơi và ẩm mốc. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy một lượng vừa đủ trà để hãm trong ấm giữ nhiệt cùng nước sôi như hãm trà.
Với công thức làm trà hoa ngũ cốc này, bạn cần dùng các nguyên liệu như gạo lứt, gừng, lá bồ công anh, hoa cúc chi, hạt cỏ cà ri,… Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 15 phút thì tắt bếp. Trà nấu xong bạn chắt nước, lọc bỏ bã, để trong bình giữ nhiệt uống ấm vào mùa đông hoặc bảo quản trong tủ lạnh uống mát vào mùa hè.
Ở công thức thứ 3 này, bạn kết hợp các nguyên liệu gồm: Gạo lứt huyết rồng, hạt thảo thuyết minh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ mỗi loại nửa thìa rang chín, hoa hòe khô, hoa nhài khô mỗi loại 2 nụ, lá cỏ ngọt 2g cùng 500ml nước lọc. Bạn cho các nguyên liệu này vào ấm pha trà hoặc bình giữ nhiệt để hãm trà. Khi hãm trà, bạn dùng nước sôi khoảng 95 độ. Trà hãm trong 10 phút là có thể thưởng thức.
Trà hoa kết hợp ngũ cốc gần như không có tác dụng phụ, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng. Liều dùng thích hợp nhất là khoảng 3 muỗng nguyên liệu mỗi ngày. Tùy khẩu vị muốn uống đặc hay uống loãng, bạn sẽ tăng hoặc giảm lượng nước cho phù hợp. Loại bình tốt nhất để pha loại trà này là bình sứ hoặc bình thủy tinh.
Bạn có thể ủ trà đến nước thứ 2 thậm chí nước thứ 3, nhưng tuyệt đối không lưu lại đến ngày hôm sau uống tiếp. Lúc này, trà thay đổi hương vị, giảm tác dụng thậm chí các thành phần trong trà bị biến đổi còn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ.
Nếu tự làm trà hoa và ngũ cốc, bạn nên chọn các nguyên liệu an toàn, đặc biệt là các loại hoa. Các loại hoa làm trà cần được trồng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không chọn lựa kỹ, mua nhầm loại hoa bị phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ là một mối nguy cho sức khỏe.
Phái đẹp ưa chuộng các loại trà hoa ngũ cốc vì công dụng tuyệt vời với nhan sắc và sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, loại trà này có thể hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tuy nhiên đây không phải thuốc chữa bệnh. Nếu có bất cứ vấn đề về sức khỏe, bạn cần đến khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa bệnh phù hợp nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.