Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trái khế tàu không chỉ là một loại gia vị dùng trong ẩm thực mà từ lâu đã được coi là một vị thuốc trong Y học cổ truyền. Nếu bạn chưa biết khế tàu có công dụng gì với sức khỏe và dùng để chữa bệnh thế nào, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Khế tàu có vị chua giống như trái khế thông thường nên cũng được dùng để nấu ăn. Chúng ta cũng thường thấy cây khế tàu được tạo dáng bonsai để trồng làm cảnh. Tuy nhiên, đây còn là một vị thuốc trong Y học cổ truyền vì trái khế tàu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như có công dụng chữa bệnh mà chưa nhiều người biết đến. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách dùng khế tàu ngay bây giờ bạn nhé!
Cây khế tàu còn được gọi là cây khế kiểng hay khế dưa có tên khoa học là Averrhoa bilimbi, thuộc họ Oxalidaceae (Chua me đất). Loài thực vật này có nguồn gốc từ Malaysia, Indonesia và được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc. Bởi vậy, người Việt quen gọi loại khế này là khế tàu để phân biệt với loại khế chua, khế ngọt quen thuộc của nước ta.
Thân cây, lá cây và hoa khế tàu màu tím, khá giống với khế ta. Tuy nhiên, trái khế tàu lại có nhiều khác biệt. Nếu trái khế ta có 5 múi và trái khá lớn thì khế tàu có trái khá nhỏ, chỉ hơn ngón tay cái một chút và không có múi. Quả khế tàu hình trụ tròn, nhìn hơi giống quả nhót. Quả khế tàu cũng có vị chua, có thể dùng để ăn sống hoặc dùng làm gia vị nấu ăn. Ngoài ra, nó còn được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Thành phần dinh dưỡng của quả khế tàu khá phong phú nên loại trái này vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa có giá trị dược liệu. Trong 100g quả khế tàu tươi có:
Trong nội dung này, chúng ta sẽ bàn đến công dụng của trái khế tàu trong điều trị bệnh. Cụ thể là:
Nếu quan tâm đến cách trị bệnh và chăm sóc sức khỏe của trái khế tàu, bạn có thể tham khảo những cách sau:
Trái khế tàu không được dùng phổ biến như khế chua hay khế ngọt nên đôi khi việc tìm mua sẽ hơi khó khăn. Tuy nhiên, bạn nên chọn địa chỉ uy tín để mua được khế tàu sạch. Nếu không may dùng những trái tồn dư thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc sức khỏe hay chữa bệnh sẽ phản tác dụng.
Trước khi sử dụng, bạn nên lọc sạch những trái sâu bệnh, dập nát, chỉ dùng những trái tươi, sạch. Nếu dùng để ăn, làm nước ép uống, ngâm rượu, nấu ăn, bạn đừng quên rửa sạch trái trước khi sử dụng nhé! Một số người muốn đắp mặt nạ từ khế tàu để trị mụn và làm sáng da. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy nhớ trong loại trái này có hàm lượng acid tự nhiên khá cao nên bạn không nên đắp mặt nạ quá 2 lần mỗi tuần. Sau khi đắp mặt nạ khế tàu bạn cũng không nên để da mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tránh bị bắt nắng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thành phần dinh dưỡng, công dụng, cách dùng trái khế tàu. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đã có thêm kinh nghiệm chữa bệnh theo mẹo dân gian để áp dụng trong cuộc sống.
Xem thêm: Mì không chiên khác mì chiên thế nào? Mì nào tốt cho sức khỏe?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.