Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
VA là bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, quấy khóc, nôn trớ,… Vậy trẻ bị viêm VA nên uống gì? Chế độ dinh dưỡng như thế nào để trẻ nhanh hồi phục?
VA là một tổ chức lympho vùng mũi họng, có vai trò bảo vệ vùng mũi họng và cũng thường tiếp xúc với các tác nhân gây viêm nhiễm. Viêm VA cấp tính là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em và gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ bị viêm VA có triệu chứng gì và cách điều trị như thế nào?
VA được biết đến là tổ chức lympho tương tự như amidan. Vị trí phía trên lưỡi gà, nằm sau mũi, là vùng khó thấy nên khi khám rất dễ bỏ qua, chủ yếu dựa vào triệu chứng xuất hiện như nghẹt mũi, sốt cao, ho và thay đổi sắc mặt của người bệnh để chẩn đoán.
Viêm VA tái phát nhiều lần có thể gây biến chứng sưng VA, có mủ và đờm chảy ra từ họng gây ho, sổ mũi và chảy nước mũi. Khi trẻ bị viêm VA, lần đầu dùng kháng sinh khá hiệu quả, nhưng sử dụng nhiều lần dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
Đặc biệt, VA sản sinh ra chất nhầy bao bọc cơ quan này, khó có thể dùng thuốc để loại bỏ được và tình trạng viêm VA kéo dài, khó chữa khỏi, lúc này bác sĩ chỉ định nạo VA. Nạo VA muỗn có thể gây ra các biến chứng như giảm thính lực, viêm tai giữa cấp, ứ mủ,… Viêm VA cũng biến chứng xuống viêm phế quản với các triệu chứng như ho, khó thở và thở khò khè, chảy nước mũi kéo dài có thể diễn biến thành nhiễm trùng xoang. Nếu VA bị nhiễm liên cầu gây thấp khớp, viêm cầu thận cấp,...
Viêm VA cấp tính có thể xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng tuổi hoặc ở trẻ 3 - 4 tuổi. Ba mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu sau để đưa trẻ đi khám sớm.
Nếu trẻ có dấu hiệu bị viêm VA, tốt hơn hết ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám và điều trị.
Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ phải chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ để tăng cường sức khỏe, nhanh chóng hồi phục.
Viêm VA nên uống gì để khắc phục tình trạng hiệu quả:
Bên cạnh nên cho trẻ ăn uống gì thì không nên cho trẻ ăn thực phẩm có thể gây kích ứng cổ họng và làm tổn thương mô lành. Nên tránh những thực phẩm dưới đây khi đang điều trị viêm VA:
Cuối cùng, ba mẹ phải đưa con đi khám định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn điều trị của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và chế độ dinh dưỡng để tránh VA tái phát dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn.
Việc nạo VA không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, vì VA chỉ là một trong những cơ quan lympho ở đường hô hấp trên. Tất nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần nạo VA. Viêm VA không biến chứng là quá trình có lợi cho cơ thể, giúp hình thành miễn dịch. Bệnh chỉ nguy hiểm khi tái phát thường xuyên hoặc xuất hiện biến chứng, nhất là biến chứng viêm tai giữa.
Để tránh lạm dụng nạo VA, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám lâm sàng và nội soi để cân nhắc trước khi chỉ định phẫu thuật.
Ngay cả trong trường hợp trẻ đủ tiêu chuẩn phẫu thuật, bác sĩ vẫn có thể khuyến cáo gia đình loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn của trẻ và theo dõi ít nhất một tháng. Nếu tình trạng không cải thiện, mới tiến hành phẫu thuật.
Bài viết trên đã giúp ba mẹ biết trẻ bị viêm VA nên uống gì, không nên uống gì để trị bệnh hiệu quả. Viêm VA là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, bệnh gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần cảnh giác khi thấy trẻ có dấu hiệu ở trên. Ngoài ra, cần theo dõi các triệu chứng của bệnh và có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng phù hợp để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Xem thêm:
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.