Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bé ngủ xuyên đêm sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe của trẻ, mà còn giúp bố mẹ có giấc ngủ ngon và trạng thái tinh thần thoải mái trong quá trình chăm sóc con yêu. Vậy trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm?
Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Việc trẻ ngủ đủ và ngủ sâu không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp cho sự phát triển các kỹ năng khác của bé một cách tốt nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin về giấc ngủ xuyên đêm, bao gồm các phương pháp giúp trẻ ngủ xuyên đêm dễ dàng và hiệu quả.
Đối với trẻ sơ sinh từ dưới 2 tháng tuổi, hiện tượng ngủ xuyên đêm có thể được hiểu là trẻ ngủ liên tục trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng, bé có thể dậy ăn ban đêm nhưng được mẹ hỗ trợ ăn trong bóng tối mà không có sự giao tiếp, sau đó trẻ lại tiếp tục ngủ. Với trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi trở lên, ngủ xuyên đêm là trẻ sẽ ngủ một mạch từ 10 đến 12 tiếng mà không cần phải ăn đêm.
Ngủ xuyên đêm cần đảm bảo ngủ đủ trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng và giờ giấc phải hợp lý, thường là khoảng 19 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau). Do đó, nếu trẻ đi ngủ quá muộn hoặc thức dậy quá muộn trong khoảng từ 22 giờ - 23 giờ đêm đến 10 giờ - 11 giờ sáng hôm sau thì dù trẻ có ngủ đủ 10 đến 12 tiếng vẫn không được coi là ngủ xuyên đêm chất lượng.
Đối với trẻ sơ sinh, chất lượng giấc ngủ thường mang một ý nghĩa quan trọng hơn cả việc bổ sung các loại vitamin hoặc tham gia các trò chơi để phát triển kỹ năng và não bộ. Trẻ sơ sinh thường dành hơn 70% thời gian trong ngày, trong đó phải bao gồm một giấc ngủ đêm dài kéo dài từ 10 đến 12 tiếng.
Giấc ngủ đêm dài vốn là sự tiếp nối của nhiều chu kỳ REM và NREM, có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ nơ-ron thần kinh đã được sử dụng trong ngày và tái tạo tế bào não. Đây là những kỹ năng sinh tồn quan trọng giúp trẻ học hỏi, tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong tương lai.
Khi trẻ có một giấc ngủ đêm sâu và dài, chúng sẽ cảm thấy thư giãn, giúp tinh thần trở nên bình tĩnh và sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới từ môi trường xung quanh. Đặc biệt, giấc ngủ đêm còn giúp cho việc tập trung và hấp thụ thông tin của trẻ vào ban ngày trở nên hiệu quả hơn.
Khung giờ từ 21 giờ đến 23 giờ thường là thời điểm mà hormone tăng trưởng GH được sản xuất mạnh mẽ nhất. Hormone này được tiết ra khi trẻ đã ngủ sâu khoảng 2 tiếng và dần giảm xuống đến khi hết vào khoảng 4 giờ sáng. Vì vậy, việc để trẻ đi ngủ sớm, vào lúc khoảng 19 giờ tối sẽ giúp chúng có thể tận dụng hoàn toàn hormone GH để phát triển chiều cao một cách tối đa.
Nếu trẻ không ngủ đủ giấc vào ban đêm, chúng có thể sẽ trở nên dễ cáu gắt và các giác quan luôn trong tình trạng căng thẳng, gây ảnh hưởng đến việc bú của trẻ. Ngoài ra, chúng cũng có thể gặp vấn đề về sức khỏe như ợ nóng hay nôn trớ.
Bên cạnh đó, trẻ thiếu ngủ thường có thể ngủ gật khi đang bú, dẫn đến việc ăn ít hơn, ăn không đủ, và không có cơ hội để nhận biết cảm giác đói. Dần dần, tình trạng này có thể dẫn đến thói quen ăn thụ động, ăn vặt và không có lịch trình sinh hoạt rõ ràng.
Khi trẻ không thể ngủ đủ vào ban đêm, chúng thường sẽ dậy nhiều lần và quấy khóc. Cha mẹ buộc phải dậy để an ủi, ôm trẻ hoặc cho ăn để giúp trẻ ngủ lại. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe và tinh thần của cha mẹ. Khi trẻ ngủ đủ vào ban đêm, phụ huynh sẽ có đủ thời gian để nghỉ ngơi và nuôi con trong trạng thái tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn.
Ngay từ khi mới sinh ra, bé có thể ngủ xuyên đêm nhưng vẫn cần dậy ăn khoảng 3 hoặc 4 lần và sau đó tiếp tục ngủ.Tuy nhiên, kể từ khoảng 2 tháng tuổi trở lên, nếu bé đạt cân nặng trên 6 kg, lượng ăn ban ngày đủ, có khả năng lưu trữ năng lượng, có một lịch trình sinh hoạt ổn định, và không sinh non thì mẹ có thể xem xét việc tập cho bé ngủ xuyên đêm mà không cần bú.
Có nhiều trẻ vì được học cách ăn hiệu quả, có lịch sinh hoạt phù hợp, ngủ đủ giấc vào ban ngày nên có thể ngủ xuyên đêm mà không cần cha mẹ can thiệp từ rất sớm (khoảng 8 đến 9 tuần tuổi). Nhiều cha mẹ có thể thấy việc bé 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm mà không bú là một vấn đề không bình thường, sợ bé đói hoặc suy dinh dưỡng.
Vì vậy, khi bé tự ngủ qua đêm mà không bú từ sớm như vậy, một số cha mẹ lại đánh thức bé vào ban đêm để cho bú. Tuy nhiên, đây là hành động không nên làm vì có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, dẫn đến thiếu ngủ và tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống ban ngày của bé.
Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm, cha mẹ cũng cần nghiên cứu các phương pháp giúp trẻ có thể ngủ xuyên đêm hiệu quả. Dưới đây là một số cách mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng:
Việc biết chính xác trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm sẽ giúp quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh của cha mẹ diễn ra dễ dàng hơn. Bằng cách tạo một môi trường ngủ tốt và áp dụng các phương pháp huấn luyện ngủ xuyên đêm, bé sẽ có được một giấc ngủ chất lượng và khoa học. Hy vọng với bài viết trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã đem đến cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.