Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Triglyceride tăng trong trường hợp nào và cách kiểm soát hiệu quả

Ánh Vũ

09/04/2025
Kích thước chữ

Triglyceride là một loại chất béo trung tính quan trọng trong cơ thể, giúp dự trữ năng lượng cho các hoạt động sống. Tuy nhiên, khi chỉ số này vượt ngưỡng bình thường là dấu hiệu cho các bệnh lý. Vậy triglyceride tăng trong trường hợp nào, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách cải thiện ra sao? Để phòng ngừa biến chứng, việc tìm hiểu nguyên nhân là điều cần thiết.

Chỉ số triglyceride vượt ngưỡng bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Nhiều người không khỏi lo lắng việc triglyceride tăng trong trường hợp nào khi nhận kết quả xét nghiệm. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề tăng triglyceride, lý do gây ra cũng như cách khắc phục để hạn chế rủi ro biến chứng.

Triglyceride tăng trong trường hợp nào?

Chỉ số triglyceride có thể tăng vì nhiều yếu tố, từ chế độ ăn uống đến các tình trạng bệnh lý, yếu tố nội tiết hoặc do thuốc. Dưới đây là các nhóm nguyên nhân thường gặp khiến triglyceride vượt ngưỡng, đi kèm từng trường hợp cụ thể để bạn dễ nhận biết và có hướng xử lý phù hợp.

Lối sống thiếu lành mạnh

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tăng triglyceride là những thói quen sinh hoạt không hợp lý, đặc biệt ở người trẻ tuổi:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa và tinh bột tinh chế khiến gan tăng tổng hợp triglyceride.
  • Tiêu thụ nhiều đường tổng hợp như bánh kẹo, nước ngọt có ga, trà sữa dẫn đến tăng đường máu và gián tiếp thúc đẩy sản xuất chất béo trung tính.
  • Uống rượu bia thường xuyên làm rối loạn chức năng gan, tăng tích tụ lipid trong máu.
  • Lười vận động khiến năng lượng dư thừa không được sử dụng hết, tạo điều kiện cho mỡ tích tụ, đặc biệt ở vùng bụng.

Triglyceride tăng trong trường hợp nào nếu không liên quan đến bệnh lý thì rất có thể là hậu quả của lối sống hiện đại thiếu điều độ.

Triglyceride tăng trong trường hợp nào và cách kiểm soát hiệu quả 1
Lối sống thiếu khoa học có thể dẫn đến tình trạng tăng triglyceride

Bệnh lý nền gây rối loạn mỡ máu

Một số bệnh mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa lipid, từ đó làm tăng chỉ số triglyceride:

  • Tiểu đường type 2: Rối loạn kiểm soát đường huyết làm gan sản xuất thêm triglyceride.
  • Suy giáp: Làm chậm chuyển hóa, khiến cơ thể không phân giải mỡ hiệu quả.
  • Hội chứng thận hư: Gan tăng tổng hợp lipoprotein giàu triglyceride để bù protein bị mất qua nước tiểu.
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Có liên quan đến sự tích tụ chất béo trung tính trong gan và máu.
Triglyceride tăng trong trường hợp nào và cách kiểm soát hiệu quả 2
Tăng triglyceride có thể xảy ra ở một số bệnh lý nền như tiểu đường

Tác dụng phụ của thuốc

Nhiều người không ngờ rằng thuốc điều trị có thể là nguyên nhân khiến chỉ số triglyceride tăng mà không liên quan đến lối sống hay bệnh lý:

  • Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide: Thường dùng cho người cao huyết áp, có thể làm rối loạn lipid khi dùng kéo dài.
  • Thuốc tránh thai chứa estrogen: Kích thích gan tăng tổng hợp chất béo.
  • Corticoid: Làm rối loạn phân giải chất béo, dẫn đến tăng mỡ máu.
  • Thuốc điều trị HIV, thuốc chống loạn thần hoặc chống trầm cảm: Có thể ảnh hưởng đến chỉ số lipid trong máu.

Di truyền và rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Một số người có yếu tố di truyền khiến chỉ số triglyceride cao bất thường dù không có lối sống thiếu lành mạnh:

  • Rối loạn lipid máu gia đình: Có thể làm triglyceride tăng đột ngột từ nhỏ.
  • Đột biến gen lipoprotein lipase hoặc apolipoprotein C - II: Gây gián đoạn quá trình phân giải triglyceride.
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim sớm hoặc mỡ máu cao: Là yếu tố nguy cơ cần tầm soát định kỳ.

Tác động từ hormone và yếu tố sinh lý

Một số giai đoạn trong cuộc đời khiến chỉ số triglyceride dao động, đặc biệt ở nữ giới:

  • Thời kỳ mãn kinh: Giảm estrogen làm giảm khả năng điều hòa chuyển hóa lipid.
  • Thai kỳ: Thay đổi nội tiết thúc đẩy gan tăng tổng hợp triglyceride để đáp ứng nhu cầu của thai nhi.
  • Tuổi trung niên và dậy thì: Các giai đoạn này đều gắn liền với thay đổi chuyển hóa và tích mỡ nhanh hơn.

Nếu bạn đang tự hỏi triglyceride tăng trong trường hợp nào, đừng bỏ qua các yếu tố sinh lý tự nhiên và sự biến động hormone theo từng giai đoạn cuộc sống.

Triglyceride tăng trong trường hợp nào và cách kiểm soát hiệu quả 3
Các vấn đề về nội tiết và sinh lý có thể làm tăng triglyceride

Ăn kiêng sai cách

Không phải cứ ăn kiêng là sẽ giảm mỡ máu. Một số hình thức ăn kiêng phản khoa học có thể khiến triglyceride tăng thêm:

  • Nhịn ăn kéo dài: Khiến cơ thể phản ứng bằng cách tăng sản xuất triglyceride để bù đắp năng lượng.
  • Chế độ ăn keto quá nghiêm ngặt: Nếu mất cân đối dễ gây tích tụ chất béo trung tính.
  • Lạm dụng detox hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc: Có thể rối loạn chuyển hóa và tăng mỡ máu ngoài ý muốn.

Vì thế, để tránh triglyceride tăng trong trường hợp nào mà không lường trước được, cần xây dựng kế hoạch dinh dưỡng khoa học và có sự tư vấn từ chuyên gia.

Hậu quả nếu không kiểm soát tốt chỉ số triglyceride

Việc để triglyceride tăng cao trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến xét nghiệm mỡ máu mà còn làm tăng nguy cơ nhiều bệnh nguy hiểm:

  • Bệnh tim mạch: Triglyceride cao là yếu tố hình thành mảng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim.
  • Viêm tụy cấp: Một biến chứng nguy hiểm nếu chỉ số triglyceride vượt mức quá cao.
  • Gan nhiễm mỡ và xơ gan: Đặc biệt ở người có kết hợp rối loạn lipid khác.
  • Đột quỵ: Nguy cơ tắc mạch máu não do mỡ máu cao hình thành cục máu đông.

Chính vì vậy, khi phát hiện triglyceride tăng trong trường hợp nào, dù là do sinh lý, bệnh lý hay do thuốc, bạn cũng cần chủ động xử lý kịp thời để hạn chế biến chứng lâu dài.

Cách cải thiện triglyceride hiệu quả và bền vững

Dù triglyceride tăng trong trường hợp nào thì vẫn có những giải pháp hữu hiệu để kiểm soát chỉ số này thông qua điều chỉnh lối sống và tuân thủ điều trị y tế:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa, tinh bột tinh chế và đường. Tăng cường rau xanh, cá béo, chất xơ hòa tan.
  • Tăng cường vận động thể chất: Ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để đốt cháy năng lượng dư thừa.
  • Hạn chế rượu bia: Giảm gánh nặng cho gan và giúp điều hòa lipid hiệu quả.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể nếu đang thừa cân cũng giúp cải thiện chỉ số mỡ máu.
  • Tuân thủ điều trị y khoa: Nếu có bệnh lý nền hoặc được bác sĩ chỉ định thuốc hạ mỡ máu, cần dùng đúng liều, đúng thời gian.
  • Tái khám định kỳ: Để kiểm tra mỡ máu và đánh giá hiệu quả thay đổi lối sống hoặc điều trị.
Triglyceride tăng trong trường hợp nào và cách kiểm soát hiệu quả 4
Dù triglyceride tăng trong trường hợp nào thì việc xây dựng lối sống lành mạnh rất cần thiết

Triglyceride tăng trong trường hợp nào không còn là câu hỏi khó nếu bạn nắm rõ các nguyên nhân có thể xảy ra, từ thói quen sinh hoạt, bệnh lý đến yếu tố nội tiết hoặc thuốc. Việc kiểm tra định kỳ và chủ động điều chỉnh lối sống là giải pháp giúp bạn bảo vệ tim mạch và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Thay đổi sớm là chìa khóa giúp cơ thể khỏe mạnh lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin