Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Truyền dịch có bọt khí có sao không​? Nguyên nhân và cách xử trí

Ngày 14/12/2024
Kích thước chữ

Truyền dịch là quy trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thông qua đường truyền. Vậy truyền dịch có bọt khí có sao không? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất để bạn có thể hiểu rõ về chủ đề này.

Truyền dịch có bọt khí có sao không? Đây chắc hẳn vẫn đang là nỗi bận tâm của không ít độc giả. Để làm rõ chủ đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu quy định chung về hiện tượng có bọt khí khi truyền dịch trước nhé.

Tìm hiểu chung về phương pháp truyền dịch

Liệu pháp truyền dịch là liệu pháp đưa dung dịch chứa khoáng chất hoặc dưỡng chất vào cơ thể qua đường tĩnh mạch nhằm điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Phương pháp này phổ biến nhờ hiệu quả cao và chi phí hợp lý, thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc: Truyền dịch có bọt khí có sao không​? 1
Truyền dịch là liệu pháp đưa dung dịch vào cơ thể qua đường tĩnh mạch

Quy trình thực hiện truyền dịch về cơ bản sẽ diễn ra như sau:

  • Khử khuẩn và vệ sinh: Đảm bảo toàn bộ dụng cụ và thiết bị y tế được tiệt trùng kỹ càng, quy trình truyền dịch phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh y tế.
  • An toàn khi truyền dịch: Không để không khí lọt vào tĩnh mạch, tránh nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, duy trì áp lực truyền dịch cao hơn áp lực máu trong tĩnh mạch trong suốt quá trình, theo dõi sát tình trạng bệnh nhân (trước, trong và sau truyền dịch) để kịp thời xử lý biến chứng.

Truyền dịch có bọt khí có sao không?

Với câu hỏi truyền dịch có bọt khí có sao không, các chuyên gia cho biết, truyền dịch có bọt khí là tình trạng nguy hiểm, cần được tránh tuyệt đối trong y khoa bởi nếu bọt khí lọt vào tĩnh mạch có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Cụ thể, khi bọt khí xâm nhập vào tĩnh mạch, chúng có thể di chuyển trong hệ tuần hoàn và gây thuyên tắc mạch. Tình trạng này làm tắc nghẽn dòng máu, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở các cơ quan, đặc biệt là tim, phổi và não. Hậu quả là gia tăng sức ép, gây khó thở hoặc suy hô hấp, trụy tim, rối loạn nhịp tim, nguy cơ ngừng tim, thiếu máu não gây mất ý thức, chóng mặt, co giật hoặc đột quỵ.

Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc: Truyền dịch có bọt khí có sao không​? 2
Truyền dịch có bọt khí có sao không?

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện bọt khí khi truyền dịch

Theo phân thích thì hiện tượng bọt khí xuất hiện trong quá trình truyền dịch có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Do tốc độ dịch truyền không đều: Khi điều chỉnh tốc độ truyền dịch không ổn định sẽ dẫn đến sự thay đổi áp lực dòng chảy và hậu quả là có thể gây ra sự hình thành bọt khí.
  • Do đặc điểm của dung dịch hoặc thuốc: Một số dung dịch hoặc thuốc khi pha trộn có thể sinh khí do phản ứng hóa học hoặc bảo quản không đúng cách.
  • Do lỗi kỹ thuật trong quá trình thao tác: Không kéo khóa trước khi cắm dây truyền vào chai dịch khiến không khí dễ bị hút vào dây truyền, do dịch trong bầu đếm giọt quá ít và tốc độ dòng chảy nhanh sẽ kéo theo không khí, tạo bọt khí trong dây truyền…
  • Do sử dụng dây truyền dịch không đạt chuẩn: Các dây truyền kém chất lượng hoặc không có van chống khí có thể tăng nguy cơ xuất hiện bọt khí trong quá trình truyền.
Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc: Truyền dịch có bọt khí có sao không​? 2
Tốc độ dịch truyền không ổn định có thể gây bọt khí khi truyền dịch

Cách xử trí khi có bọt khí xuất hiện trong quá trình truyền dịch

Nếu phát hiện bọt khí xuất hiện khi truyền dịch, cần xử lý ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp chưa bắt đầu truyền, nếu phát hiện bọt khí trong dây truyền trước khi truyền, cần xử lý bọt khí trước. Để loại bỏ bọt khí, bạn cần:

  • Đưa dây truyền về vị trí thấp hơn chai dịch.
  • Tháo nhẹ khóa dây truyền để dịch chảy qua, đẩy bọt khí ra ngoài.
  • Đảm bảo dây truyền không còn bọt khí trước khi truyền dịch.

Khi đã bắt đầu truyền và phát hiện bọt khí nhỏ trong dây, bạn cần:

  • Dừng truyền ngay lập tức: Kẹp dây truyền hoặc khóa hệ thống để ngăn bọt khí tiếp tục di chuyển.
  • Kiểm tra vị trí bọt khí: Nếu bọt khí còn ở đoạn dây truyền, xả dịch để đẩy bọt khí ra ngoài.
  • Tiếp tục truyền dịch: Sau khi đã loại bỏ hết bọt khí, kiểm tra lại kỹ trước khi tiếp tục truyền.

Phải làm sao để tránh hiện tượng có bọt khí khi truyền dịch?

Truyền dịch có bọt khí có sao không? Như đã trình bày phía trên, truyền dịch có bọt khí có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì thế, để hạn chế tối đa các biến chứng, khi truyền dịch cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra kỹ dây truyền đảm bảo không có bọt khí trong dây truyền, bầu đếm giọt và các bộ phận kết nối. Bọt khí phải được loại bỏ hoàn toàn trước khi kết nối với cơ thể bệnh nhân.
  • Kiểm tra chai dịch: Đảm bảo chai dịch không bị rò rỉ hoặc hư hỏng.
  • Khi sử dụng thuốc kháng sinh, cần lắc nhẹ chai hoặc ống thuốc để đảm bảo bọt khí tan hết trước khi sử dụng, tránh việc tiêm thuốc có bọt khí vào cơ thể.
  • Kiểm soát mức dịch trong bầu dịch: Đảm bảo rằng dịch trong bầu đếm giọt chiếm khoảng 2/3 bầu. Nếu mức dịch quá thấp, có thể dẫn đến việc bọt khí lọt vào trong hệ thống truyền.
  • Điều chỉnh tốc độ truyền dịch: Tốc độ dịch truyền phải đều đặn và ổn định, không quá nhanh cũng không quá chậm. Tốc độ quá nhanh có thể dẫn đến nguy cơ bị khí vào hệ tuần hoàn trong khi quá chậm có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Trước khi bắt đầu truyền dịch, bạn có thể loại bỏ bọt khí ở đầu kim truyền bằng cách xả một ít dịch hoặc bơm khí ra ngoài. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo môi trường vô trùng khi thực hiện thao tác này để tránh nhiễm trùng.
  • Xử lý bọt khí trong kim truyền: Nếu lượng dịch trong kim truyền quá ít, có thể búng nhẹ vào đầu kim để khí được đẩy ra ngoài hoặc sử dụng phương pháp kéo căng dây truyền để đẩy khí về phía đầu bầu dịch. Trong trường hợp dung dịch quá nhiều và có bọt khí, có thể sử dụng một kim tiêm khác để hút dịch ra và đẩy khí ra ngoài trước khi tiêm.
  • Kim truyền không nên để quá 24 giờ tại vị trí truyền tĩnh mạch. Sau 24 giờ, cần thay kim và không tái sử dụng cùng một vị trí truyền trong ngày.
  • Mọi thao tác trong quá trình truyền dịch cần phải được thực hiện trong môi trường vô trùng tuyệt đối để ngăn ngừa nhiễm trùng. Rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị và thực hiện truyền dịch.
Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc: Truyền dịch có bọt khí có sao không​? 4
Cần lưu ý gì khi truyền dịch để tránh hiện tượng xuất hiện bọt khí

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh hiện tượng xuất hiện bọt khí khi truyền dịch mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng, với những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp hôm nay, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc truyền dịch có bọt khí có sao không đồng thời nắm được nguyên nhân khiến bọt khí xuất hiện khi truyền dịch, cách xử trí khi truyền dịch có bọt khí và các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của bọt khí trong truyền dịch. Cảm ơn vì các bạn đã luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin