Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý

Ngày 11/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thoát vị đĩa đệm một phần do tư thế ngồi, nằm hoặc đi lại không đúng. Bệnh gây ra những cơn đau nhức khó chịu kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho các bạn về tư thế nằm và tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm tốt nhất.

Ngoài các phương pháp điều trị thông thường, các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên tập các tư thế ngồi, nằm, dành cho người thoát vị đĩa đệm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp. Được biết, nguyên nhân gây thoát vị thường do tuổi tác, lối sống và sinh hoạt. Ngoài ra, ở những người làm công việc nặng nhọc, phải thường xuyên mang vác nặng sẽ tạo ra một số áp lực lên cột sống. Những người đã có tiền sử chấn thương tủy sống hoặc đã trải qua phẫu thuật cột sống cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. 

Nhiệm vụ của đĩa đệm là nâng đỡ các đốt sống và bảo vệ cột sống không bị lệch khi vận động. Khi bị ngoại lực tác động sẽ làm vỡ đĩa đệm, làm bao bên ngoài khiến lớp nhân nhầy trồi ra ngoài, lượng nhân nhầy đọng lại trên dây thần kinh sẽ gây đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm có xu hướng chuyển sang mãn tính, các triệu chứng tái phát từng đợt. Nếu bị tổn thương ngoài màng đệm, các dây thần kinh bị tổn thương có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động vĩnh viễn. Bệnh ngày càng nghiêm trọng nếu người bệnh không chú ý các tư thế khi vận động. Về lâu dài người bệnh có thể bị liệt hai chi dưới. Biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mãn tính.

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý ` Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau do tuổi tác, lối sống,...

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia, việc ngồi lâu khiến cột sống có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn, dễ khiến bệnh thoát vị đĩa đệm nặng hơn. Tuy nhiên một số đặc thù công việc như nhân viên văn phòng, không thể tránh khỏi việc ngồi hàng giờ. Để tình trạng trên không xảy ra, bác sĩ có thể khuyến nghị một số tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm như sau: 

  • Đặt khuỷu tay vuông góc với cánh tay khi làm việc. 
  • Để giảm thiểu áp lực lên cột sống, hãy nhớ ngồi thẳng lưng. Bạn có thể chọn ghế thiết kế dành cho người thoát vị đĩa đệm hoặc ghế có lưng thẳng để giúp duy trì thói quen này. 
  • Đảm bảo màn hình máy tính nằm ngang tầm mắt. Tránh cúi hoặc nhìn lên trong nhiều giờ tránh gây thêm áp lực lên đốt sống cổ.
  • Giữ khoảng cách giữa ghế và màn hình phù hợp. Không ngồi quá gần máy tính có thể làm hỏng thị lực của bạn. Ngược lại, khoảng cách quá xa dẫn đến phải với người tới, ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống và cổ. 
  • Điều chỉnh cường độ ánh sáng màn hình thích hợp, không để quá tối như thế phải cúi người về phía trước gây tổn thương cột sống và cổ.
  • Điều chỉnh độ cao của ghế sao cho chân phải chạm với mặt sàn. Không cố duỗi chân để chạm sàn. Thay vào đó, hãy tìm một thứ gì đó để gác chân lên. Hãy đứng dậy đi lại sau mỗi 45-60 phút ngồi và thực hiện các động tác kéo giãn cơ nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng cho cột sống.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh ngồi như thế nào:

Những tư thế ngồi mà người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh bao gồm: 

  • Ngồi xổm hoặc ngồi bắt chéo chân. Điều này gây áp lực nhiều hơn lên  cột sống thắt lưng. 
  • Thói quen vặn mình khi ngồi. Mặt khác, việc vặn người đột ngột tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm giãn dây chằng vùng lưng, gây ra những cơn đau cấp.
Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý 2  Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm đúng giúp giảm đau và hạn chế lệch cột sống

Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm

Đối với trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, ngoài tư thế ngồi, bạn cũng nên chú ý tư thế ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tư thế nằm không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng của cột sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Trong mọi trường hợp, chất lượng giấc ngủ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe chung. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra một số tư thế ngủ đúng cho người thoát vị đĩa đệm như sau: 

Nằm nghiêng và co gối lên

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, đây là một trong những tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm thích hợp nhất. Tất cả những gì bạn phải làm là nằm nghiêng và co đầu gối lên. Tư thế này rất đơn giản có thể giúp bạn kéo giãn cột sống. Mở rộng khoảng cách giữa các khớp, từ đó phân tán áp lực ở đĩa đệm, hỗ trợ các cơ chân linh hoạt hơn.

Nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân

Không giống như tư thế nằm nghiêng cong gối. Đối với tư thế này bạn cần thêm một chiếc gối cụ thể như đặt chiếc gối kẹp giữa hai đầu gối của bạn. Đầu gối cũng chỉ hơi cong chứ không cong hẳn lên như tư thế trên. 

Ngoài ra, người thoát vị đĩa đệm có thể đặt thêm một chiếc gối nhỏ đằng sau thắt lưng, nhằm duy trì độ cong sinh lý của cột sống, hỗ trợ nâng cao xương hông và xương chậu, giảm áp lực lên cột sống.

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý 3 Nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân là tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm giúp làm giảm áp lực lên lưng

Nằm sấp và kê gối dưới bụng

Tư thế này chủ yếu phù hợp với những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nằm sấp có thể làm dịu cổ và lưng, giúp hai vùng này được thư giãn. Ngoài ra, đặt một chiếc gối dưới bụng sẽ giúp lưng không bị cong quá nhiều. Tuy nhiên, các chuyên gia không đánh giá cao tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm này vì nằm sấp có ảnh hưởng xấu đến tim và phổi.

Nằm ngửa và kê gối dưới chân

Theo đánh giá của nhiều nghiên cứu thì đây là tư thế nằm tốt nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tư thế này không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Kê một chiếc gối dưới đầu gối giúp cân bằng lực lên cột sống đồng thời căn chỉnh độ cong tự nhiên của cột sống.

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Do đó tìm hiểu tư thế nằm và tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm để vừa điều chỉnh cột sống giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và giảm các triệu chứng đau nhức về đêm để đảm bảo giấc ngủ và sức khỏe.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm