Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngồi xếp bằng là gì? Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không?

Ngày 14/05/2024
Kích thước chữ

Ngồi xếp bằng là thói quen của nhiều người và cũng là một tư thế thường gặp trong bộ môn Yoga. Bạn cần ngồi đúng tư thế xếp bằng để tránh những tác hại ngoài ý muốn. Dưới đây là hướng dẫn ngồi khoanh chân xếp bằng đúng cách.

Ngồi xếp bằng là một tư thế ngồi bệt quen thuộc trên bề mặt sàn. Cách ngồi này giúp bạn giữ hình ảnh thanh lịch và kín đáo với người đối diện thay vì ngồi xổm, ngồi duỗi chân hoặc ngả lưng. Trong Yoga, tư thế ngồi bắt chéo chân có thể giải tỏa stress và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để biết tư thế ngồi khoanh chân xếp bằng là như thế nào, bạn xem bài viết này nhé!

Ngồi xếp bằng là gì?

Ngồi xếp bằng là tư thế ngồi khoanh chân, mông chạm sàn, hai chân bắt chéo về phía trước nhìn giống như hình chữ W ngược. Ngồi khoanh chân có thể thực hiện khi ngồi trên các bề mặt phẳng như là sàn nhà, giường, ghế sofa. Khi ngồi khoanh chân, nhiều người giữ được tư thế chuẩn là lưng thẳng đứng. Một số trường hợp bị sai tư thế khi phần lưng hơi cong xuống. Lưng có thể để tự nhiên hoặc dựa vào tường, ghế.

Ngồi xếp bằng là gì? Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không 1
Nhiều người có thói quen ngồi xếp bằng trong cuộc sống hàng ngày

Ngồi xếp bằng có tác dụng gì?

Tư thế khoanh chân xếp bằng mang tới sự thoải mái cho người ngồi. Thói quen ngồi bệt bắt chéo chân cũng có một số lợi ích nhất định đối với sức khỏe.

Giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần

Ngồi khoanh chân là tư thế giúp tâm trí dễ đi vào trạng thái tĩnh lặng hơn so với kiểu ngồi duỗi chân hoặc thõng chân trên ghế. Bạn có thể ngồi thư giãn, buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực hoặc áp lực trong cuộc sống. Điều này giúp bạn kiểm soát cảm xúc, giảm bớt căng thẳng và chữa lành sức khỏe tinh thần.

Tốt cho cơ lưng và xương cột sống

Tư thế ngồi khoanh chân xếp bằng sẽ mở cột sống và cơ lưng dưới, đồng thời giữ thẳng lưng, thẳng cổ và hơi ưỡn ngực. Điều này giúp kéo thẳng cột sống một cách tự nhiên, từ đó cải thiện tình trạng cong vẹo cột sống, đau mỏi lưng. Người có tiền sử thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống có thể ngồi khoanh chân 10 phút mỗi ngày để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức.

Cải thiện xương cổ chân và đầu gối

Ngồi bắt chéo hai chân vào nhau sẽ tạo lực để mở cổ chân và mở đầu gối. Bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo dai, linh hoạt của cổ chân và đầu gối. Tư thế này cũng giúp bạn nhận biết những bất thường nếu bị đau mắt cá chân hoặc căng khớp ở cổ chân. Đây có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc bệnh gout.

Ngồi xếp bằng là gì? Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không 2
Ngồi khoanh chân xếp bằng giúp cải thiện sự dẻo dai của cơ lưng và cột sống

Tác hại của việc ngồi xếp bằng quá lâu

Không phải ai cũng có thể ngồi khoanh chân. Ngồi bắt chéo chân cũng tiềm ẩn một số tác hại đối với xương và sức khỏe. Dưới đây là những cảnh báo về tác hại của việc ngồi khoanh chân quá lâu hoặc sai tư thế.

Gây đau nhức xương khớp

Tư thế ngồi bắt chéo chân sẽ cọ xát xương bánh chè với các xương khác. Các sụn có thể bị đè và bị xoắn dẫn tới đau nhức. Ngồi khoanh chân quá lâu dẫn tới tăng áp lực đến cột sống. Đặc biệt là khi ngồi sai tư thế, lệch về một bên khiến phần hông xoắn lại và làm khung chậu mất thăng bằng. Qua thời gian dài, cột sống có thể bị cong vẹo gây đau lưng, đau cổ.

Hạn chế máu lưu thông

Khi ngồi khoanh chân, hai đầu gối gập lại, hai cổ chân bị ép xuống khiến cho tuần hoàn máu đến chân bị cản trở. Việc bắt chéo chân này lên chân kia cũng làm tăng lượng máu đẩy đi từ tim và làm tăng huyết áp tạm thời. Cản trở lưu thông máu có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong mạch. Vì vậy, người có tiền sử hoặc nguy cơ bị tụ máu không nên ngồi bắt chéo chân.

Nguy cơ làm chân bị cong

Ngồi bệt bắt chéo chân cũng một một trong những thói quen khiến chân cong. Tư thế ngồi khoanh chân tạo áp lực lên mặt cá chân và khung xương chậu. Đầu gối bị kéo căng hết mức dễ bị tổn thương dẫn tới tổn thương khớp gối, tăng nguy cơ chân bị cong vẹo hoặc vòng kiềng. Để tránh bị ảnh hưởng tới vóc dáng, bạn không nên ngồi khoanh chân trong thời gian quá lâu.

Ngồi xếp bằng là gì? Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không 3
Ngồi khoanh chân xếp bằng quá lâu có thể gây đau lưng, cong vẹo cột sống

Hướng dẫn cách ngồi xếp bằng tốt cho cơ thể

Bạn có thể kiểm soát được tác hại của việc ngồi khoanh chân nếu biết cách ngồi đúng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để nhận được lợi ích từ việc ngồi bắt chéo chân xếp bằng.

Mặc quần áo phù hợp với dáng ngồi

Trang phục là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tư thế ngồi của bạn. Để ngồi thoải mái và tự nhiên, bạn nên chọn trang phục có độ rộng rãi vừa phải, không quá bó sát vào người. Quần áo mỏng nhẹ, co giãn tốt sẽ giúp việc co gối bắt chéo chân dễ dàng hơn, tránh bị gò bó gây khó chịu. Một bộ trang phục phù hợp sẽ giúp bạn ngồi đúng tư thế và ngồi được lâu mà không bị tê mỏi chân.

Vận động cơ thể trước khi ngồi

Khởi động là cần thiết nếu bạn xác định sẽ ngồi khoanh chân từ 10 phút trở lên. Thực hiện vài bài tập khởi động đơn giản sẽ giúp thư giãn gân cốt, lưu thông khí huyết để sẵn sàng cho việc ngồi bắt chéo hai chân. Vận động nhẹ nhàng trước khi ngồi cũng giảm thiểu tình trạng tê chân, đau mỏi lưng. Bạn có thể làm các động tác như là co giãn khớp chân và cơ đùi, co giãn lưng và vai…

Giữ đúng tư thế khi ngồi

Tư thế ngồi có ý nghĩa quan trọng để tránh gây ra những tác hại cho xương khớp. Cột sống cần được giữ thẳng khi bạn ngồi khoanh chân. Khi ngồi thẳng lưng, trọng lực cơ thể sẽ dồn xuống hông để giảm bớt áp lực lên cột sống. Bạn có thể ngồi lâu hơn mà không bị mỏi lưng, gù lưng. Lưu ý giữ cân bằng hai bên khung chậu, tránh ngồi lệch sang một bên sẽ bị cong vẹo cột sống.

Ngồi xếp bằng là gì? Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không 4
Bạn lưu ý giữ thẳng lưng khi ngồi xếp bằng

Không nên ngồi khoanh chân quá lâu

Nhiều người có thói quen ngồi khoanh chân liên tục nhiều giờ đồng hồ để đọc sách, học bài hoặc làm việc. Đây là thói quen xấu cần được thay đổi. Bạn chỉ nên ngồi khoanh chân trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn đổi sang tư thế duỗi chân hoặc đứng lên đi lại nhẹ nhàng trước khi ngồi khoanh chân trở lại. Nếu khoanh chân ngồi thiền tập Yoga, bạn có thể thực hiện liên tục trong 30 phút.

Bạn chỉ nên ngồi khoanh chân khi không bị chấn thương hoặc bệnh về xương khớp ở chân. Trường hợp bị chân vòng kiềng, cong chân hoặc hội chứng bàn chân bẹt thì không nên ngồi trong tư thế khoanh chân. Để yên tâm hơn nếu muốn ngồi khoanh chân tập Yoga, bạn có thể đến trung tâm huấn luyện để được hướng dẫn và điều chỉnh tư thế chuẩn nhất.

Nếu bị tê cứng chân khi ngồi khoanh chân, bạn khắc phục bằng cách từ từ duỗi nhẹ đầu gối, xoay vòng tròn mắt cá chân giúp máu lưu thông. Bạn lắc lư hông, duỗi thẳng chân, siết chặt cơ đùi để nâng xương bánh chè lên và từ từ đứng dậy. Ngồi xếp bằng có những mặt lợi và hại đối với sức khỏe. Mong rằng bạn sẽ biết cách ngồi khoa học để tránh những tác hại đáng tiếc.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin